Xu hướng “ăn nhậu” tiếp tục bùng nổ, Golden Gate dự kiến thu về 4.400 tỷ từ các chuỗi bia tươi, lẩu nướng

Liên tục mở rộng mạnh mẽ trong hơn 5 năm qua nhằm bắt kịp xu hướng “ăn – nhậu” bùng nổ mạnh mẽ tại các thành phố lớn, hiện hệ thống Golden Gate đã trở thành chuỗi nhà hàng ẩm thực lớn nhất nước với hệ thống hơn 200 cửa hàng gồm hàng chục thương hiệu khác nhau như Ashima, Kichi Kichi, Gogi, SumoBBQ hay Vuvuzela… Đây là những thương hiệu mạnh trong các phân khúc lẩu, nướng và nhà hàng bia tươi.

Theo báo cáo vừa được Golden Gate công bố, năm 2017, doanh thu của công ty tăng trưởng 27% lên 3.348 tỷ đồng cùng số cửa hàng tăng 20% lên 228 cửa hàng. Tuy vậy, so với mức tăng trưởng trên 40%/năm của 2 năm liền trước thì tốc độ tăng trưởng của Golden Gate trong năm 2017 đã chậm lại đáng kể. Trước nữa là bước đại nhảy vọt của năm 2014 khi mà doanh thu tăng trưởng tới 148%.

Với tham vọng thống lĩnh thị trường nhà ăn uống, Golden Gatetiếp tục đề ra kế hoạch mở rộng rất tham vọng cho năm 2018 với việc dự kiến sẽmở mới 88 cửa hàng, tăng 39% so với cuối năm 2017 lên 316 cửa hàng. Ba thương hiệu chính được Golden Gate tập trung mở trong năm nay là Kichi Kichi, Hutong và Gogi House.

Cùng với đó, doanh thu dự kiến tăng 31% lên 4.400 tỷ đồng, tức bình quân hơn 12 tỷ đồng/ngày.

Xu hướng “ăn nhậu” tiếp tục bùng nổ, Golden Gate dự kiến thu về 4.400 tỷ từ các chuỗi bia tươi, lẩu nướng - Ảnh 1.

Nhằm có nguồn vốn cho kế hoạch mở rộng mạnh mẽ này, Đại hội cổ đông của Golden Gate đã thông qua kế hoạch vay vốn trung dài hạn với hạn mức 200 tỷ đồng.

Do mở rộng quy mô vẫn là ưu tiên hàng đầu nên lợi nhuận của Golden Gate vẫn tăng trưởng khá thấp. Lợi nhuận sau thuế năm 2017 chỉ tăng 13%từ 229 tỷ lên 259 tỷ đồng. Năm 2018, lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 26% lên326 tỷ đồng.

Trong mô hình kinh doanh chuỗi nhà hàng của Golden Gate, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như đồ ăn, thức uống chỉ chiếm khoảng 1/3 doanh thu. Khoản chi phí lớn nhất là chi phí bán hàng với các khoản mục chính như chi phí cho nhân viên, chi phí thuê mặt bằng, marketing… Theo số liệu cho công ty công bố, chi phí thuê mặt bằng – tức “tiền chỗ ngồi” chiếm khoảng 10% doanh thu.

Xu hướng “ăn nhậu” tiếp tục bùng nổ, Golden Gate dự kiến thu về 4.400 tỷ từ các chuỗi bia tươi, lẩu nướng - Ảnh 2.

Ai đang sở hữu GoldenGate?

Golden Gate hiện có vốn điều lệ 63,6 tỷ đồng cơ cấu sở hữu khá cô đặc. Ba cổ đông sáng lập đồng thời là 3 lãnh đạo chủ chốt Đào Thế Vinh,Nguyễn Xuân Tường và Trần Việt Trung trực tiếp sở hữu 44% cổ phần và gián tiếp sở hữu 53,5% cổ phần của công ty thông qua CTCP Golden Gate Partners. Còn lại hơn 2,5% cổ phần chủ yếu do cán bộ nhân viên nắm giữ.

Năm 2014, quỹ đầu tư Standard Chartered Private Equity – SCPE thuộc ngân hàng Standard Chartered công bố đã chi ra 35 triệu USD – tươngđương 735 tỷ đồng – để đầu tư vào Golden Gate. Theo tìm hiểu của chúng tôi, khoản đầu tư này không phải để mua cổ phần mà là mua lại các khoản vay chuyển đổi và trái phiếu chuyển do Mekong Capital và MAJ Invest nắm giữ.

Tỷ lệ chuyển đổi các khoản trái phiếu/nợ chưa được xác định, tuy nhiên nó được đảm bảo và được ủy quyền biểu quyết tương ứng với lượng cổ phiếu xấp xỉ 1/3 lượng cổ phiếu Golden Gate đang lưu hành.

Điều gì làm nên sức công phá khủng khiếp của Golden Gate – đế chế sở hữu gần 200 nhà hàng Vuvuzela, Kichi Kichi…?

Bài viết mới