Với đồng tiền Thụy Điển, có tới 1/10 dân số tại đây là triệu phú. Khi quy đổi ra ngoại tệ, cụ thể là đồng USD, con số 1 triệu tương đương với 125.000 USD, dù không quá lớn với những triệu phú thế giới nhưng vẫn là rất cao so với mặt bằng chung thế giới.
Vậy, làm thế nào để người Thụy Điển có được số người giàu có lớn như vậy? Sau nhiều năm nghiên cứu , chuyên gia Per H. Börjesson, người sáng lập, CEO của công ty đầu tư Spiltan cho rằng số người giàu có thể còn lớn hơn nữa.
Per H. Börjesson, người được mệnh danh là Warren Buffett của Thụy Điển.
Trong cuốn sách với tựa “Đây là cách để tất cả dân số Thụy Điển thành triệu phú”, Per H. Börjesson có rất nhiều cách thức để tiêu dùng, tiết kiệm cho tương lai. Được coi là người hâm mộ chân chính, một Warren Buffett của Thụy Điển, vậy lời khuyên của tỷ phú này có áp dụng được với bạn hay không?
Dưới đây là 4 điểm nổi bật được Per H. Börjesson nhắc tới và khuyên mọi người nên tập trung khi còn trẻ.
1. Bắt đầu mỗi tháng với khoảng tiết kiệm bằng 10% thu nhập
Đừng chờ đợi, hãy bắt đầu trong tháng tới với khoản tiết kiệm bằng 10% tổng thu nhập. Đây là cách thức đơn giản, cổ điển và dễ dàng nhất để bắt đầu mọi chuyện. Per H. Börjesson cho rằng bạn phải học được cách tiết kiệm trước nếu muốn làm giàu.
2. Sống vừa đủ, đừng chi tiêu quá khả năng
Per H. Börjesson nói: “Tôi gặp rất nhiều người chi tiền mua những thứ họ không cần thiết, ví dụ như đi ăn ngoài nhà hàng quá nhiều thay vì tự chuẩn bị bữa ăn, tốn tiền vào quần áo, trang sức hay những trò may rủi…”.
3. Giữ tài sản của mình bằng mọi cách
“Giả sử bạn chơi chứng khoán, điều tuyệt vời nhất là bạn không bao giờ phải bán hết số cổ phiếu của mình. Thế nhưng, hãy lựa chọn thiệt hơn và đôi khi cho bản thân tự do để có được những khoản đầu tư lớn hơn như một căn nhà chẳng hạn”, Per H. Börjesson nói.
4. Hãy thận trọng khi nghe những lời khuyên đầu tư từ ngước khác
Per H. Börjesson cho rằng mỗi người nên tự là một chuyên gia của riêng mình, chúng ta đừng quá dựa dẫm vào những chuyên gia bên ngoài. Suy cho cùng, tiền đầu tư là của bạn, nếu có thua lỗ bạn cũng là người chịu trách nhiệm. Hãy để những thất bại dẫn đường và biến chúng thành kinh nghiệm để việc đầu tư hiệu quả hơn trong tương lai.
“Điều tồi tệ nhất có thể xảy đến là bạn làm lụng vất vả, tiết kiệm nhiều năm trời nhưng rồi chẳng thể giàu vì nghe lời khuyên từ những “chuyên gia”, những người thực chất chỉ là cò mồi hãy có ít hiểu biết về thị trường”, Per H. Börjesson phát biểu.