Vừa mở cửa Nikkei đã mất hơn 1.000 điểm, chứng khoán châu Á cũng đỏ sàn sau cơn địa chấn trên TTCK Mỹ

Ngay cả những người bi quan nhất cũng không thể tưởng tượng Dow Jones có lúc mất tới 1.600 điểm trong phiên giao dịch ngày 5/2. Đây cũng là mốc sụt giảm tồi tệ chưa từng có. Cùng với đà sụt giảm của Dow Jones, S&P 500 vừa có phiên giảm mạnh nhất kể từ 8/2011 với 4,1%,. Nasdaq cũng lâm vào cảnh tương tự khi giảm 3,8% giá trị.

Lý giải cho đà sụt giảm ngoài sức tưởng tượng của chứng khoán Mỹ, các nhà phân tích cho rằng tâm lý bán tháo chính là nguyên nhân khiến nhiều mã giảm giá không phanh. Cùng với đó, ngày điên cuồng nhất trong 6,5 năm qua đã quét sạch 1,25 nghìn tỷ USD khỏi giá trị vốn hóa của các cổ phiếu Mỹ.

Trước những biến động to lớn của Chứng khoán Mỹ, thế giới đang đổ dồn sự chú ý vào Thị trường Chứng khoán châu Á, mở cửa không lâu sau khi chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch ngày 5/2. Chính những chỉ số trên thị trường chứng khoán châu Á ngày 6/2 sẽ giúp đánh giá những tác động của cơn địa chấn ở bên kia quả địa cầu.

Vừa mở cửa Nikkei đã mất hơn 1.000 điểm, chứng khoán châu Á cũng đỏ sàn sau cơn địa chấn trên TTCK Mỹ - Ảnh 1.

Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ trong những giờ đầu giao dịch sáng 6/2.

Khi Thị trường Chứng khoán Nhật Bản bắt đầu mở cửa sáng 6/2, hàng loạt điều chỉnh đã xuất hiện. Chỉ số Nikkei 225 đã tụt 1,8% trong khi chỉ số Topix giảm 1,9% ngay phiên mở cửa. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau, những rung lắc mạnh mẽ đã xuất hiện, kéo theo Nikkei 225 giảm 4,3% trong khi Topix giảm 4,1%. Toàn bộ các cổ phiếu được niêm yết trên Nikkei 225 được giao dịch liên tục và không có gì làm bất ngờ khi giá của chúng đều màu đỏ. Cổ phiếu của gần 40 doanh nghiệp Nhật đã mất 5% giá trị trở lên.

Đi theo “vết xe đổ” của chứng khoán Nhật Bản, chứng khoán Hàn Quốc và Australia cũng đã mở cửa và tất cả đều sụt giảm. S&P/ASX 200 của Australia mất 2,6% trong khi Kospi và Kosdaq của Hàn Quốc lần lượt mất 2,5% và 4,2% giá trị. Các sàn giao dịch ở Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc cũng cùng chung cảnh ngộ. với mức giảm giao động từ 2 tới 3%.

Chứng khoán Trung Quốc cũng không thể tránh được xu thế đang bao trùm khu vực. Chỉ số Hang Seng China Enterprises và FTSE đều giảm 1,7% trong phiên mở cửa trước khi sụt tới 4,5% không lâu sau đó. Ngay khi mở cửa, Shanghai Composite cũng đã phải chứng kiến sự sụt giảm hơn 1,5%.

Đa phần các sàn giao dịch Trung Quốc đều mở cửa với giá thấp hơn sự kỳ vọng. Shanghai Composite cũng không nằm ngoài quy luật đó. Toàn bộ thành quả trong ngày hôm qua đã bị xóa sạch trong những phút đầu giao dịch sáng nay.

Trong khi đó, đà giảm của chứng khoán Nhật bản vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Hiện tại, Nikkei 225 đã mất tới hơn 5,5% giá trị, tương đương hơn 1.000 điểm.

Giới siêu giàu mất 114 tỷ USD vì chứng khoán Mỹ

Bài viết mới