Trong khi những quỹ tư nhân khổng lồ gồm KKR, Blackstone, Carlyle chỉ vừa khởi đầu làn sóng đầu tư vào Đông Nam Á thì những quỹ nhỏ hơn đã nhận ra tiềm năng của khu vực này từ rất lâu, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng. Và họ đã chứng minh biệt tài lấp đầy những chỗ trống mà các tay chơi lớn bỏ qua.
Navis Capital Group được thành lập tại Kuala Lumpur vào năm 1998, một năm sau khi xảy ra khủng hoảng tiền tệ châu Á. Các nhà sáng lập của công ty gồm Richard Foyston, Nicholas Bloy và Rodney Muse – trước đó làm việc cho công ty tư vấn Boston đã vận dụng kiến thức, kinh nghiệm họ có khi mở công ty riêng.
Hiện nay, công ty đang quản lý quỹ tư nhân và đại chúng với tổng số vốn 5 tỷ USD và sử dụng hơn 60 người ở 8 văn phòng khác nhau trên khắp khu vực châu Á.
Một trong những câu chuyện thành công nhất của công ty là King’s Safetywear – một hãng sản xuất giày dép bảo hộ Singapore mà Navis mua lại với giá gần 97 triệu đôla Singapore vào năm 2018.
Sau khi đầu tư vào đây, Navis đã tư vấn cho King’s Safetywear mở rộng sang cả Australia, Ấn Độ và Hàn Quốc. Công ty cũng là công cụ để tiến tới thỏa thuận thương vụ mua lại Oliver Footwear, nhà sản xuất giày bảo hộ lớn nhất Australia.
Năm 2011, Navis bán cổ phần tại King’s Safetywear cho Honeywell International với giá 430 triệu USD, đạt tỷ suất lợi nhuận 350% so với khoản đầu tư ban đầu.
Lakeshore Capital thành lập tại Bangkok vào năm 2009 cũng nhìn thấy cơ hội trong hoàn cảnh khó khăn.
Khi mới diễn ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng trên thế giới đều hết sức thận trọng với các khoản đầu tư rủi ro. Thái Lan không phải là ngoại lệ, khiến các ngành công nghiệp địa phương trở nên khát vốn chưa từng thấy.
3 nhà sáng lập của Lakeshore gồm Anotai Adulbhan, Panaikorn Chartikawanji và Supawat Likittanawong đã nhận thấy nhu cầu này và quyết định tập trung cấp vốn cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Lakeshore vẫn theo chiến lược đầu tư vào những công ty ít tên tuổi và không tiết lộ danh mục đầu tư nhưng công ty thích đầu tư vào những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao như hàng tiêu dùng, giáo dục và chăm sóc sức khỏe.
Brahmal Vasudevan thành lập Creador tại Kula Lumpur vào năm 2011 sau 11 năm làm Giám đốc cho ChrysCapital – một quỹ tư nhân tại Ấn Độ. Creador tâp trung vào đầu tư vốn tại vùng phía Nam và Đông Nam Á, ưu tiên hàng đầu là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Ấn Độ và Sri Lanka. Một vài tin đồn cho thấy công ty đang huy động quỹ thứ 4 với mục tiêu 500 triệu USD.
“Chúng tôi không phải là nhà đầu tư vào những công ty đang gặp khó khăn với hy vọng thay đổi tình hình mà chúng tôi hướng tới tăng trưởng”, Casudevan nói thêm rằng ông nhắm tới chiến lược hướng các công ty mà mình đầu tư mở rộng ra khắp châu Á.
Một ví dụ là OldTown White Coffee – một chuỗi nhà hàng tại Malaysia. Creador đầu tư 15 triệu USD vào công ty và khuyên họ mở rộng sang cả những thị trường mới nổi.
Trong tháng 1 năm nay, Creador đã tiến hành khoản đầu tư đầu tiên vào Việt Nam bằng việc mua cổ phần Thế giới di động – nhà cung cấp thiết bị điện tử tiêu dùng và điện thoại hàng đầu tại đây.
Creador mua một lượng cổ phiếu Thế giới di động trong khi Mekong Capital đang có ý định thoái vốn toàn bộ tại doanh nghiệp này.
Mekong Capital đang tập trung vào Việt Nam kể từ khi họ thành lập vào năm 2001. Quỹ của họ đã có 33 khoản đầu tư tư nhân và thoái vốn 24 trong số đó.
Chad Ovel – một đối tác của công ty mô tả khoản đầu tư của Mekong Capital vào Thế giới di động là một trong những thương vụ tốt nhất mà họ thực hiện. Họ mua 35% cổ phần Thế giới di động với giá 3,5 triệu USD vào năm 2007 và hơn 10 năm sau, con số cửa hàng của hãng này tăng từ 7 đến 1.500 cửa hàng, lợi nhuận tăng từ 6 tỷ VNĐ lên 2,3 nghìn tỷ VNĐ.
Mekong Capital được cho là đóng góp phần nhiều vào tốc độ tăng trưởng đó. Mekong Capital nhấn mạnh tới tầm quan trọng của quản trị và nói rằng họ luôn yêu cầu các công ty mà mình đầu tư bổ nhiệm một giám đốc độc lập.
Và ở Thế giới di động, Bob Willett – cựu CEO Best Buy Interntaional đã được bổ nhiệm vào hội đồng quản trị. Willet mang theo quan điểm “khách hàng là trên hết” mà Ovel tin rằng sẽ tái mang lại sức mạnh cho Mobile World.
“Chìa khóa thành công là thay đổi văn hóa doanh nghiệp”, Ovel nói.