Giá đồng tiền ảo bitcoin hiện chỉ còn quẩn quanh mức 10.000 USD/bitcoin, có thời điểm giảm xuống dưới 6.000 USD, tức chỉ bằng 30% giá trị so với thời điểm giá cao nhất. Những đồng tiền ảo khác cũng lao dốc theo. Trong khi các mỏ để thợ đào khai thác ngày càng khan hiếm vì các thuật toán tăng độ khó khiến “trâu cày” (máy đào tiền ảo) hoạt động không hiệu quả, lợi nhuận mang về thấp.
Chính vì thế, thời gian gần đây, giới đào tiền ảo tại Việt Nam ào ạt rao bán trâu cày với giá rẻ .
Bán tháo máy đào, chấp nhận lỗ tiền tỉ
Gặp lại chúng tôi với vẻ mặt rầu rĩ, anh Nguyễn Quang Tình, chuyên kinh doanh, lắp đặt máy đào tiền ảo tại TP.HCM, cho biết công ty đang án binh bất động vì không có khách hàng, nhiều nhân viên đã nghỉ việc.
“Hiện một trâu cày tiền ảo rao bán với giá chỉ từ 45 đến 60 triệu đồng mà vẫn rất ít người mua. Trong khi trước đó, lúc giá đồng tiền ảo bitcoin đang lên cơn sốt, nhiều người sắm máy đào phải trả 80-100 triệu đồng/chiếc tùy loại. Không ngờ giá tiền ảo lao dốc nhanh vậy” – anh Tình than thở. Tuy vậy, anh Tình vẫn nuôi hy vọng tương lai đồng tiền này sẽ tăng trở lại, khi đó việc kinh doanh của anh sẽ không còn ế ẩm như bây giờ.
Cách đây mới vài tháng, ông Nguyên Vũ, một thợ đào tiền ảo ở quận Tân Phú, TP.HCM, bỏ ra gần 3 tỉ đồng để đầu tư một “chuồng trâu” chuyên đào tiền ảo. Chuồng mới đi vào hoạt động, số tiền ảo khai thác về nếu quy đổi ra tiền đồng mới được chừng vài trăm triệu đồng nhưng giờ buộc phải bán đổ bán tháo.
“Trước đây mỗi trâu cày đào được 500-600 USD/ tháng, nay giảm chỉ còn 200- 300 USD/tháng. Trong khi mỗi máy tốn khoảng 2 triệu đồng tiền điện, chưa kể các chi phí thuê chuồng, quản lý, nhân công. Như vậy trừ khấu hao máy móc, chi phí sửa chữa… mỗi máy đào chỉ thu về khoảng 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/tháng” – ông Vũ giải thích.
Đầu tư không hiệu quả nên ông Vũ đành bán được đồng nào hay đồng nấy để lấy vốn đầu tư cái khác. “Giá máy đào lúc mua 70-80 triệu đồng/ máy, đầu tháng 2 bán lại 60 triệu đồng/máy đã lỗ nhưng không có người mua, đành giảm xuống còn 35-40 triệu đồng/máy” – ông Vũ buồn bã.
Một số nhà kinh doanh, đầu tư khác cũng thừa nhận lúc giá đồng tiền ảo tăng mạnh lên mức gần 20.000 USD/ bitcoin, nhiều đơn vị đã hét giá rất cao với trâu cày mà vẫn đắt khách. Giờ đây khi giá tiền ảo giảm, số lượng người đầu tư chững lại nên giá máy đào đang quay dần về giá trị thật, không bị thổi lên như khi khan hàng.
Anh Đức Tuấn, một thợ đào tiền ảo vừa giải nghệ, cho biết thêm: Dàn máy trâu cày tiền ảo tận dụng sức mạnh của card đồ họa (VGA). Một dàn máy có 4-6 VGA chạy suốt ngày đêm để giải mã chuỗi khối, tạo ra giá trị quy đổi thành các đồng tiền ảo. Có điều giá các linh kiện VGA quá đắt đỏ, cộng thêm các cửa hàng linh kiện máy tính lại không chịu bán VGA cho thợ đào vì sợ rắc rối trong khâu bảo hành.
“Điều này khiến giá linh kiện ngày càng tăng, các thợ đào phải tốn thêm chi phí đầu tư, trong khi giá tiền ảo giảm nên các thợ đành bán máy” – anh Tuấn nói.
Giao dịch bitcoin tại một quán ăn trên đường Lý Tự Trọng, quận 1, TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG
Rủi ro vẫn treo lơ lửng
Bên cạnh các lý do trên, một trong những nguyên nhân quyết định khiến giới đào tiền ảo chia tay trâu cày là do quá phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc (TQ). Cụ thể, sau một thời gian ồ ạt nhập từ TQ, các nhà đầu tư Việt mới nhận ra các linh kiện TQ có khả năng xử lý dữ liệu rất thấp, tuổi thọ trung bình chỉ được 2-3 tháng, sau đó phải mua sắm lại toàn bộ.
Ông Nguyễn Thanh Tuyền, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chuyển phát nhanh, Cục Hải quan TP.HCM, cho biết tính từ ngày 1 đến 23-1 có 7.932 bộ máy xử lý dữ liệu tự động khai thác tiền ảo (máy đào tiền ảo bitcoin, litecoin) nhập khẩu về TP.HCM. Trị giá của gần 8.000 máy đào tiền ảo khoảng 12,3 triệu USD, tương đương 279 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn bùng nổ, hiện nay việc nhập máy đào tiền ảo đang chững lại. |
|
Nói thêm về vấn đề này, anh Mạnh Tiến, một nhà đầu tư tiền ảo tại TP.HCM, nhận xét: “Máy đào tiền ảo nhập vào Việt Nam đều từ TQ với giá rẻ nhưng chất lượng có vấn đề, tiêu thụ năng lượng cao. Hệ quả là trâu cày rất mau già cỗi, hỏng hóc liên tục, khả năng đào được tiền ảo rất kém nên buộc các thợ đào phải tốn rất nhiều tiền để sửa chữa hoặc thay mới linh liện”.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định năm 2017 có thể là năm hoàng kim của bitcoin vì được nhà đầu tư ở nhiều quốc gia quan tâm. Thế nhưng năm 2018 có thể sẽ là năm đi xuống đối với đồng tiền này. Bởi chính phủ nhiều nước đang tìm mọi cách để quản lý, siết chặt và làm giảm sự phát triển của đồng tiền ảo.
“Việt Nam vẫn đang còn trong giai đoạn hoàn thiện khung pháp lý quản lý đồng tiền ảo; TQ cũng đã có những biện pháp siết chặt tiền ảo… Do vậy, đào tiền ảo hay đầu tư đồng tiền này là cực kỳ rủi ro” – chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nói.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã nhiều lần khẳng định việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và bitcoin, litecoin nói riêng làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Cơ quan này cũng cảnh báo hiện tượng doanh nghiệp, nhà đầu tư bỏ ra lượng tiền rất lớn nhập khẩu ồ ạt các loại máy tính để đào bitcoin và một số loại tiền ảo khác từng xảy ra nhưng sau đó phải bán… đồng nát do bị thua lỗ trầm trọng.
Bất an với tiền ảo Nhiều nhà đầu tư thừa nhận nguồn vốn đầu tư đổ vào đồng tiền ảo bitcoin đang chững lại vì tâm trạng lo âu bao trùm trong thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân là Facebook đã cấm tất cảloại quảng cáo cho tiền ảo, bao gồm bitcoin vàICO – một hình thức gây quỹ startup bằng tiền ảo thay vì tiền mặt như bình thường. Đây làmột phần của chính sách chống lại các nhàmarketing lừa đảo. Máy đào tiền ảo tại một “chuồng trâu”. Ảnh: QH
Mới đây, vụ tấn công của tin tặc đánh cắp 530 triệu USD tiền ảo từ một sàn giao dịch tiền ảo có trụ sở tại Tokyo cũng khiến nhà đầu tư bất an. Các cơ quan chức năng của Mỹ cách đây không lâu cũng gửi trát hầu tòa đến hai trong những người chơi tiền ảo lớn nhất thế giới là Bitfinex và Tether. Quỹ đầu tư lớn nhất thế giới cảnh báo nguy cơ mất trắng vì tiền ảo
|