Vì sao nền kinh tế Venezuela đang ở trạng thái rơi tự do dù từng là quốc gia giàu có nhất Nam Mỹ?

Tuy nhiên, nền kinh tế này đang đi xuống với tốc độ đáng báo động, cùng lúc đó lạm phát leo thang vượt khỏi tầm kiểm soát. Tình trạng đói nghèo và bạo động đang diễn ra.

Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế Venezuela?

Một nền kinh tế rơi tự do

Những ngày tháng tươi đẹp của năm 2001 khi Venezuela còn là quốc gia giàu nhất Nam Mỹ đã chỉ còn là ánh hào quang trong quá khứ.

Nền kinh tế của quốc gia này đã giảm 18,6% vào năm ngoái. Trong năm 2017, GDP thấp hơn 35%, còn GDP/đầu người thấp hơn 40% so với năm 2013.

Lạm phát đạt mức 800% vào năm ngoái và đã có những dự báo rằng con số đó có thể đạt 1600% vào cuối năm nay. Tiền tệ của Venezuela, bolivar, đã giảm giá trị đến mức về cơ bản là nó không có giá trị gì cả.

Tỷ giá hối đoái chính thức giữa bolivar và USD là khoảng 10 bolivars trên 1 USD. Nhưng trong thực tế, con số này là gần 10.000. Các phân tích cho thấy, vào cuối tháng 7, 1 USD trị giá khoảng 10.389 bolivar – tăng khoảng 1/3 so với mức 8.000 chỉ một tuần trước đó.

Quá trình sụp đổ kinh tế

Kiểm soát ngoại hối và giá cả các mặt hàng cơ bản, chi tiêu công không kiềm chế và nhà nước “hút máu” ngành công nghiệp tư nhân đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng.

Nhưng nguyên nhân chính là sự quản lý yếu kém của công ty dầu khí quốc doanh, PDVSA, nơi tạo ra hầu hết nguồn thu xuất khẩu của Venezuela. Trong thời kỳ hoàng kim của nó, nền kinh tế Venezuela được thúc đẩy bởi doanh thu từ dầu mỏ. Có thời điểm dầu mỏ có giá 100 USD/thùng.

Giá dầu thô giảm giá, có lúc xuống còn 21 USD/thùng vào năm ngoái, đã trở thành một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế Venezuela. Vấn đề này trở nên trầm trọng hơn khi sản lượng dầu cũng giảm. Sản lượng giảm 10% vào năm ngoái và không có khả năng tăng trong năm 2017.

Có vẻ như tình hình sẽ không mấy sáng sủa hơn cho Venezuela. Một số người hy vọng rằng giá dầu sẽ bắt đầu tăng trở lại, nhưng các dấu hiệu hiện tại đều cho thấy điều đó sẽ khó có thể xảy ra.

Tình trạng thiếu ăn và sự phản đối

Tình trạng thiếu các nguồn cung cơ bản như bột và gạo cùng giá cả leo thang đã dẫn đến các cuộc bạo động và cướp bóc.

Nhiều người Venezuela đang bị đói. Bằng chứng là nhiều người đang phải ăn đồ thừa, còn một số buộc phải bới rác bên ngoài các cửa hàng. Một số ít may mắn đủ khả năng đi ăn bên ngoài không rõ phải trả bao nhiêu cho bữa ăn của mình, khi biến động phức tạp của tiền tệ khiến một số nhà hàng không còn áp dụng giá cả cố định nữa.

Với chi phí của hàng tiêu dùng tăng vọt và chất lượng cuộc sống đi xuống, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người Venezuela muốn rời khỏi đất nước này. Điều này đã dẫn đến những hàng người dài chờ đợi tại các văn phòng hộ chiếu. Nó có thể mất vài tháng để người đăng ký nhận được giấy tờ cần thiết để bắt đầu cuộc sống mới ở nước ngoài.

Ở các quốc gia khác ở Nam Mỹ, có một nỗi lo lắng thật sự về việc số lượng lớn những người cố gắng trốn khỏi Venezuela có thể gây ra một cuộc khủng hoảng người nhập cư với quy mô khắp khu vực Mỹ Latinh.

Các cuộc biểu tình phản đối chính phủ kéo dài nhiều tháng đã khiến hơn 120 tử vong và hàng trăm người bị thương. Căng thẳng đã gia tăng sau cuộc bầu cử quốc hội mới gần đây, những người có thể sửa đổi hiến pháp để trao thêm quyền lực cho Tổng thống Nicolas Maduro.

Chuyện gì xảy ra ở thời điểm hiện tại?

Venezuela đang ở tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Trước đây, Tổng thống Maduro đã tỏ ra lạc quan cho rằng năm 2017 sẽ là “năm đầu tiên trong trang sử mới của nền kinh tế Venezuela”.

Thời gian để lời dự đoán của ngài Tổng thống trở thành sự thật sắp hết. Trong khi đó, nền kinh tế dù được tăng cường khó có thể giúp quốc gia này tránh được khả năng về một cuộc nội chiến.

Sau gần 10 năm bị nhấn chìm bởi khủng hoảng kinh tế, đây là cách quốc gia này tăng trưởng ngoạn mục khiến cả Châu Âu phải ngưỡng mộ

Bài viết mới