Vì sao mỗi năm ông chủ Amazon có thể trả tới 5.000 USD cho một nhân viên thôi việc? Câu trả lời khiến tất cả bất ngờ

Tuy nhiên, có một lời cảnh báo đó là: Những người chấp nhận đề nghị này không bao giờ có thể quay lại làm việc tại Amazon một lần nữa.

“Chúng tôi cần những người làm việc tại Amazon là những người thực sự muốn ở đây. Về lâu dài, khi ở một nơi mà bạn không muốn thì sẽ không có lợi cho nhân viên của chúng tôi cũng như cho công ty”, phát ngôn viên của Amazon, Melanie Etches trả lời CNBC qua email.

Với mỗi nhân viên làm được một năm tại Amazon, họ sẽ nhận được 2.000 USD. Đối với mỗi năm thâm niên làm việc kế tiếp, số tiền sẽ tăng thêm 1.000 USD và một nhân viên tối đa có thể nhận được 5.000 USD.

Chương trình này được gọi là Pay to Quit (Tiền lương nghỉ việc), lần đầu tiên được tạo ra bởi nhà bán lẻ giày trực tuyến Zappos, sau đó Amazon đã mua vào năm 2009. Zappos chỉ gia hạn đề nghị này cho những nhân viên mới nhất của mình trong vài tuần đầu tiên làm việc. Số tiền dành cho những nhân viên rời đi đặt ở mức 1.000 USD.

Tuy nhiên, Amazon xác nhận rằng họ không thực sự muốn nhân viên chấp nhận lời đề nghị này. Trong thực tế, theo CEO Jezz Bezos, tiêu đề trên bản ghi nhớ được ghi “Please Don’t Take This Offer” (Xin đừng đồng ý lời đề nghị này).

Vì sao mỗi năm ông chủ Amazon có thể trả tới 5.000 USD cho một nhân viên thôi việc? Câu trả lời khiến tất cả bất ngờ - Ảnh 1.

Vậy tại sao Amazon vẫn đưa ra một chính sách như vậy?

“Mục tiêu là khuyến khích mọi người dành một chút thời gian và suy nghĩ về những gì họ thực sự muốn”, Bezos viết trong một lá thư cổ đông năm 2014. Theo thống kê của Amazon, có rất ít người chấp nhận lời đề nghị.

Khi xét kỹ đến các chi phí cao liên quan đến doanh thu của nhân viên, việc khuyến khích nhân viên bỏ việc được coi là một chiến lược kinh doanh khác thường. Tuy nhiên, theo Michael Burchell, chuyên gia văn hóa nơi làm việc và tác giả cuốn sách Nơi làm việc tuyệt vời: Cách xây dựng, cách duy trì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy, điều này thực sự sẽ giúp tăng cường mức độ tham gia của nhân viên vào công việc, nhận được hiệu quả của việc tham gia và mang lại lợi nhuận về lâu dài.

Sự tham gia của nhân viên vào công việc ở công ty có xu hướng liên quan đến hai vấn đề: cam kết ở lại và nỗ lực vì được làm theo ý mình. Trong khi đó, Pay to Quit có thể không nhất thiết bắt ép nhân viên làm việc chăm chỉ hơn, mà mặt khác, nó giải quyết vấn đề cam kết ở lại.

Burchell nói: “Nếu bạn thực sự không chọn lấy tiền và ở lại công ty, điều đó có nghĩa là bạn đã cam kết với tổ chức cũng như cam kết với công việc của mình. Nó giúp đặt ra thỏa thuận giá cả giữa ông chủ và nhân viên cũng như thỏa thuận về mặt tâm lý”.

Trong thực tế, những nhân viên từ chối đề nghị là những người đặt vấn đề tâm lý là điểm mấu chốt. Điều này giúp họ gắn kết hơn, hiệu quả hơn và cuối cùng làm tăng lợi nhuận của Amazon.

Phân tích của Gallup cho thấy rằng các nhóm có mức độ tham gia vào công việc cao sẽ đạt được năng suất cao hơn 21% so với các đối tác của họ. Trong khi nghiên cứu từ Trường Kinh doanh Kenan-Flagler của UNC nhận thấy rằng các công ty có nhân viên tham gia vào công việc cao có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trong vòng 3 năm cao gấp 2,3 lần so với những công ty có đội ngũ nhân viên tham gia vào công việc ở mức độ trung bình.

Vì sao mỗi năm ông chủ Amazon có thể trả tới 5.000 USD cho một nhân viên thôi việc? Câu trả lời khiến tất cả bất ngờ - Ảnh 2.

Mặt khác, những người lao động nhàn hạ, không hài lòng hoặc không tích cực trong công việc dường như sẽ chấp nhận lời đề nghị hơn. Bên cạnh đó, theo Gallup, kiểu nhân viên này sẽ tiêu tốn một khoản tiền lớn nhưng vô nghĩa cho công ty.

Bằng cách trình bày đề nghị này, Amazon có thể loại bỏ các nhân viên nhàn hạ. Mặc dù nó có thể tốn nhiều chi phí hơn để tái trang bị và đào tạo lại đội ngũ nhân viên mới trong ngắn hạn, nhưng sau đó Amazon có thể điền vào vị trí đó với một nhân viên có trình độ cao hơn. Điều này sẽ có giá trị về tài chính cho “ông chủ công nghệ” trong thời gian dài.

Làm việc tại tiệm McDonald’s từ khi 16 tuổi, điều tỷ phú Jeff Bezos học được đã đặt nền móng đầu tiên để tạo dựng thành công với Amazon

Bài viết mới