Tưởng dễ nhưng hóa ra “ăn uống” cũng phải biết cách – tuân thủ để sống khỏe mạnh và trường thọ

Không ăn quá nhiều loại thức ăn khác nhau

Ép buộc hệ thống tiêu hóa phải tiêu hóa nhiều loại thức ăn khác nhau cũng gây căng thẳng và làm nó suy yếu đi. Vì lý do này, các bạn chỉ nên dùng không quá bốn loại thức ăn trong một bữa ăn. Cố giữ cho bữa ăn của bạn càng đơn giản càng tốt, và tránh ăn những thức ăn có quá nhiều gia vị.

Ăn trong tâm trạng thanh thản và vui vẻ

Thực ra, bạn ăn như thế nào cũng quan trọng như bạn ăn thức ăn gì vậy. Nếu bạn ăn vội vàng hay trong trạng thái tinh thần mệt mỏi, bối rối hay đau khổ, thức ăn bạn ăn vào sẽ không được tiêu hóa thích đáng và toàn bộ dinh dưỡng của nó sẽ bị mất đi. Khi tâm trí bị rối bời, toàn bộ cơ thể cũng trở nên rối loạn. Những bức ảnh chụp dạ dày của những cá nhân trong tình trạng giận dữ cho thấy dạ dày bị trương lên, cứng và đỏ, mất đi tính mềm dẻo và sự nhu động tự nhiện. Khi chúng ta ăn trong một tâm trạng rối bời, không chỉ thức ăn không được tiêu hóa một cách thỏa đáng mà thôi, số thức ăn không được tiêu hóa này còn tạo ra các loại axit và độc tố có hại cho cơ thể.

Vì lý do này, bạn nên ăn trong một tráng thái tinh thần thanh thản và một môi trường yên tĩnh, càng vui vẻ càng tốt, nên tránh những tiệm ăn uống ồn ào, khó chịu. Nên nghỉ ngơi trong yên lặng một lát trước khi ăn để được tĩnh tâm, rồi bạn hãy ngồi ăn trong một bầu không khí vui vẻ cùng những người khác và nhớ rằng: tiếng cười giúp cho tiêu hóa tốt.

Tưởng dễ nhưng hóa ra ăn uống cũng phải biết cách – tuân thủ để sống khỏe mạnh và trường thọ - Ảnh 1.

Nhai kỹ thức ăn của bạn

Đặc biệt những loại tinh bột như gạo, bánh mì, mì sợi… Sự tiêu hóa thực ra bắt đầu này từ trong miệng, ở đó nước bọt, phải trộn kỹ với thức ăn để chuẩn bị cho dạ dày. Bạn hãy nhai kỹ, đừng có vội nuốt thức ăn, kẻo nó sẽ vào dạ dày mà không tiêu hóa được (Nước bọt mang tính kiềm cao và vì vậy, nếu nó được trộn kỹ với thức ăn, nó có thể giúp làm mất tác dụng xấu của thức ăn mang tính axit).

Ngồi ở tư thế thích hợp trong khi ăn

Khi bạn ăn, hãy ngồi thẳng lưng để năng lượng có thể tự do đi lên dọc cột sống và không có áp lực đè lên các cơ quan tiêu hóa. Thực ra tư thế tốt nhất để tiêu hóa là ngồi xếp bằng; ở Ấn Độ, nơi mà mọi người đã có truyền thống ngồi ăn ở tư thế này trong hàng thế kỷ, tư thế này được gọi là “bhojanasana” hoặc “tư thế ăn”. Bạn đừng bao giờ đứng mà ăn hoặc uống.

Tránh ăn vặt giữa các bữa ăn

Thức ăn mất bốn tiếng đồng hồ mới ra khỏi dạ dày của bạn và sau đó mới tập trung lại được các dịch tiêu hóa sẵn sàng để tiêu hóa bữa ăn sau. Nếu bạn ăn nhiều lần một ngày, những dịch tiêu hao này không có cơ hội tập trung đủ sức mạnh, và khi ấy những loại dịch yếu này không thể tiêu hao thức ăn một cách thỏa đáng. Vì vậy, tốt nhất chỉ ăn khi bạn thật sự đói (không bao giờ ăn khi dạ dày của bạn đã no nê) và không quá bốn lần một ngày.

Tưởng dễ nhưng hóa ra ăn uống cũng phải biết cách – tuân thủ để sống khỏe mạnh và trường thọ - Ảnh 2.

Đừng ăn quá muộn về đêm, quá sát giờ đi ngủ

Tốt nhất là nên ăn vào khoảng từ một đến một tiếng rưỡi đồng hồ trước khi đi ngủ, nếu không, nhiệt của sự tiêu hóa sẽ tạo ra các loại khí tác động tới não và gây ra những giấc mơ làm cho giấc ngủ mất yên tĩnh. Đi dạo ở ngoài trời trước khi đi ngủ giúp cho tiêu hóa thức ăn tốt và giúp tâm trí bạn được thư thái. Nếu bạn khó ngủ vào ban đêm, bạn hãy uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ.

Đừng ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Những thức ăn quá nóng sẽ làm cơ thể có quá nhiều nhiệt và ảnh hưởng tới hoạt động của các men tiêu hóa, nhiều loại men chỉ có thể hoạt động trong một khoảng nhiệt độ giới hạn. Những thức ăn này còn có thể làm hỏng cả màng nhầy lót trong lòng ống tiêu hóa nữa.

Còn những thức ăn thức uống quá lạnh, một mặt làm thắt đường ruột lại, làm cho tiêu hóa khó khăn hơn, mặt khác còn có tác hại đến cuống họng nữa. Thức ăn lạnh có thể làm co hẹp các ống hô hấp vốn rất tinh tế đi từ mũi tới phổi và làm cho chúng nhạy cảm hơn: Uống các thức uống lạnh đôi khi bị choáng, có thể gây ra cơn hen suyễn hoặc dị ứng khác.

Tưởng dễ nhưng hóa ra ăn uống cũng phải biết cách – tuân thủ để sống khỏe mạnh và trường thọ - Ảnh 3.

Cố nghỉ ngơi sau những bữa ăn

Bạn đừng hoạt động gắng sức về cơ bắp hay tâm trí sau các bữa ăn. Vào thời gian này, trong các cơ quan tiêu hóa cần có toàn bộ năng lượng và máu của cơ thể, vì vậy, nếu điều chúng tới các bắp thịt để lao động cơ bắp hoặc tới não để tập trung suy nghĩ sẽ làm giảm hiệu lực của tâm trí và thể lực và còn làm phương hại đến tiêu hóa nữa.

Dân văn phòng nghiền cà phê cần biết: 8 mẹo đơn giản để đồ uống của bạn thơm ngon hơn và nhất là tốt cho sức khỏe

Bài viết mới