Tuổi trẻ thờ ơ với chuyện “Đời về nơi đâu”, tương lai sẽ trả giá đắt: Còn trẻ quan trọng nhất là tận lực, mọi thứ khác chỉ là lãng phí

Cháu gái tôi làm một đứa vô cùng ham học, dường như mỗi lần thi thành tích xếp tên đều đứng đầu lớp. Có lần cùng nhau ăn tối, tôi đã gấp cho con bé một miếng thịt rồi nói: “Học tập nỗ lực như vậy, lại vất vả, ăn nhiều chút để bồi bổ thân thể.”

Ngược lại, giọng điệu cháu gái ung dung: “Trên lớp còn nhiều người hơn cơ, con chưa tính là nỗ lực đâu, còn kém xa họ. Con chỉ là tận lực hơn họ một chút thôi”.

“Ồ! Con tận lực thế nào vậy?” Tôi rất có hứng thú mà hỏi nó.

“Chính là lúc làm bài tập đều hiểu rõ tất cả những nội dung chính, không bỏ qua bất kì một điểm mù hay điểm nghi ngờ nào. Càng có chỗ không biết càng không thể bỏ đó không quan tâm, như vậy mỗi khi làm một trang bài thi thì giảm bớt những phần không nắm bắt được, phần không biết càng lúc càng ít, tự nhiên càng đến cuối kỳ con càng có thể thi thật tốt rồi”.

Tán thưởng! Khích lệ! Tôi nói cháu gái rằng con thật lợi hại, nhỏ tuổi nhưng hiểu biết lại không hề ít.

Có lẽ điều cháu gái nói là một phương pháp học tập, mỗi lần bảo đảm chất lượng học nhiều hơn một chút. Trong những điểm tri thức có giới hạn, những cái không nắm bắt được sẽ càng ít dần. Đến lúc thi cuối kỳ, đối mặt với đề thi “bình mới rượu cũ” tự nhiên có thể “cưỡi xe nhẹ đi đường quen”, lấy được điểm cao.

Thực ra điều này áp dụng trong cuộc sống thì càng sáng suốt.

Việc nhỏ không để ý sẽ xảy ra việc lớn, bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất, trải qua tích lũy từng bước mới có thể có được thành tựu. Tích lũy từng li từng tí trông nhỏ nhặt không đáng kể, nhưng ngày dài tháng rộng thì có thể sản sinh ‘phản ứng biến chất’.

Cháu gái nhỏ tuổi như vậy đã hiểu được phàm chuyện gì cũng tận lực từng chút một, kết quả sẽ được rất nhiều. Mà trong hiện thực, quá nhiều người chỉ biết nói suông nỗ lực cảm động chính mình, lại không thực sự tận lực để không phụ lòng bản thân.

Tuổi trẻ thờ ơ với chuyện Đời về nơi đâu, tương lai sẽ trả giá đắt: Còn trẻ quan trọng nhất là tận lực, mọi thứ khác chỉ là lãng phí - Ảnh 1.

Còn nhớ lúc thi, rất nhiều người xắn tay áo lên phấn đấu thi đại học. Vừa bắt đầu đã tràn đầy lòng tin, tràn đầy nhiệt tình, tràn đầy sức lực. Sau đó cảm thấy thời gian còn nhiều, thời gian thi cũng còn xa, không cần ôn tập gấp.

Thế là về nhà nghỉ hè, bật điều hòa, ăn dưa hấu, nghỉ lễ thì cùng bạn bè uống trà sữa. Chán rồi nản rồi, xem show thư giãn vậy; mệt rồi mỏi rồi, lướt FB cười một cái; buồn bã rồi, lấy điện thoại ra nói xấu người khác.

Người khác thì một ngày học tập 10 tiếng. Để bảo đảm chất lượng, trên đường về ký túc còn nhớ lại một lượt những gì hôm nay học được. Nhìn lại bản thân một ngày học 8 tiếng, ngắt đầu bỏ đuôi, lúc đọc sách còn ngáp dài ngáp ngắn.

Sau đó, người khác càng học càng thư thả, bạn càng học càng đau khổ. Nhiệm vụ rõ ràng một ngày có thể hoàn thành, bạn kéo thành hai ngày, rõ ràng cơ bản tầm thường, bạn lại dương dương tự đắc, xem đó cũng không phải chuyện gì.

Thư thả trong suy nghĩ sẽ mang đến sự buông thả trong hành động. Người vừa bắt đầu đã nói với bản thân gần bằng rồi, cuối cùng lại cách rất xa. Những khoảng cách tăng trưởng theo cấp số nhân, trong khoảng thời gian ngắn sau đó bạn khó mà bắt kịp.

Có người vẫn luôn cố gắng để tăng năng lực cho bản thân, lại có những người vẫn luôn làm tiêu hao năng lượng tồn trữ của bản thân. Giữa một tiến hai lùi, lúc một tăng hai giảm, khoảng cách một thả một chặt, khác biệt càng ngày càng tăng.

Tuổi trẻ thờ ơ với chuyện Đời về nơi đâu, tương lai sẽ trả giá đắt: Còn trẻ quan trọng nhất là tận lực, mọi thứ khác chỉ là lãng phí - Ảnh 2.

Có lúc, chúng ta sẽ có một cảm giác, khi bạn cảm thấy cuộc sống thật khổ, bản thân thật thất bại, lúc muốn từ bỏ thì “trời đã sáng” lại từ lúc nào không biết, khiến bạn tiếp tục tin tưởng.

Nhìn thì như thời thế thay đổi, vận tốt đã đến, thật ra là do trước đó bạn không để ý sự chuyển biến từng chút một ấy.

Những người ngay từ lúc bắt đầu đã qua loa cho xong, kết cục không cần đoán cũng biết được. Mà những người cực khổ kiên trì, tận tâm tận lực, có lẽ vẫn có thể bị cuộc sống lừa gạt, nhưng ít ra sẽ không bị đánh bại nhanh như vậy.

Đối với phần lớn việc mà ta gặp phải, chúng ta bỏ ra một lại hy vọng nhận lại mười, không được nhận lại thì không bỏ ra nữa. Sợ rằng thêm một chút cố gắng cũng là lãng phí, sợ làm thêm một chút là thiệt thòi. Vì thế, bạn càng làm càng ít, cuộc sống đối với bạn cũng càng ngày càng tệ.

Tiếp theo đó, bạn sẽ bắt đầu an ủi bản thân thuận theo tự nhiên, biết đủ với những gì đã có. Nhưng, thuận theo tự nhiên nên là sự không cưỡng cầu sau khi đã cố gắng hết mình, mà không phải không làm gì hết đã bó tay đầu hàng.

Có lẽ bạn cảm thấy một ngày học tập 10 tiếng chính là cực hạn, nhưng đó là cuộc sống hàng ngày của rất nhiều người. Những người ưu tú có yêu cầu cao với bản thân, thế là ưu tú đã thành thói quen.

Quả thực, giữa con người với nhau có tồn tại sự khác biệt về tài năng thiên bẩm, về chỉ số thông minh, nhưng điểm chung giữa người và người lớn hơn hẳn những khác biệt nhỏ nhoi đó. Có những lúc, chúng ta đã phóng đại quá mức sự cản trở của thế giới bên ngoài, mà lu mờ mất sức mạnh của bản thân.

Tuổi trẻ thờ ơ với chuyện Đời về nơi đâu, tương lai sẽ trả giá đắt: Còn trẻ quan trọng nhất là tận lực, mọi thứ khác chỉ là lãng phí - Ảnh 3.

Bạn không cần quá bán mạng, nhưng bạn có thể lựa chọn trở thành ‘cao thủ’ của một phạm vi nhỏ.

Từng có một người bạn nói với tôi, mỗi một người nhất định phải có một năng lực nào đó vượt qua những người xung quanh mình, chỉ cần có năng lực này, người đó chính là người có tài hoa.

Năng lực này có thể là nấu ăn ngon nhất, viết văn giỏi nhất, nói tiếng Anh lưu loát nhất, thành thạo vi tính nhất. Lớn thì đầu tư chơi cổ phiếu, nhỏ thì đọc sách viết chữ, bạn nên có một năng lực khác với người khác. Đây là nhãn hiệu để người khác phân biệt được bạn, cũng là điểm sáng trên người của bạn.

Giỏi hơn mười người là lợi hại, giỏi hơn một trăm người là ưu tú, giỏi hơn một ngàn người là xuất sắc. Giỏi này là chỉ sự so sánh trong cùng giới có mặt bằng chung.

Nếu so sánh một tiến sĩ về học thuật với nhà kinh doanh về vấn đề ai kiếm được nhiều tiền hơn, đây không có ý nghĩa gì cả, bởi vì cơ bản là họ chẳng chung một giới. Nếu so sánh một cậu trai trẻ 20 tuổi với ông chú 40 tuổi về địa vị xã hội, đây cũng không có ý nghĩa gì cả, bởi vì cơ bản là họ chẳng cùng một thứ bậc.

Cho nên, trưởng thành và vượt bậc tốt nhất thật ra chính là nhận thức rõ bản thân, xác định được vị trí đúng, sau đó từng bước cố gắng đi về phía trước với những việc chính bản thân mình có thể làm được, duy trì sự nỗ lực và suy nghĩ, nhận được cảm giác có thành tựu và phản hồi tốt.

Từng xem một câu chuyện: Hai người ở trong rừng gặp phải hổ, vì thế liền vắt chân lên cổ mà chạy, một trong hai người hỏi rằng dù sao cũng không thể chạy nhanh hơn hổ, vậy tại sao còn phải chạy thục mạng như vậy. Người kia nói: “Tôi không cần chạy nhanh hơn hổ, tôi chỉ cần chạy nhanh hơn bạn là đủ rồi”.

Thật ra, rất nhiều việc không cần quá bán mạng, chỉ cần cố gắng hơn những người xung quanh một chút. Bạn sẽ phát hiện, mỗi ngày tích lũy một ít, bạn đã đi xa, đi nhanh hơn rất nhiều người!

Muốn thành công, đừng chọn một tuổi trẻ an nhàn: Đây là câu chuyện về tuổi trẻ của những người giàu có nhất thế giới

Bài viết mới