Từng bị cấm vận, chiến tranh liên miên, quốc gia này đang vươn mình trở lại nhờ du lịch thế nào?

Tính đến cuối tháng 3/2017, hơn 6 triệu du khách đã đến thăm Iran, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước và tăng gấp 3 lần so với năm 2009.

Kết quả tích cực trên đạt được là do thỏa thuận thế kỷ giữa Iran và những cường quốc trên thế giới, qua đó dỡ bỏ một số cấm vận với quốc gia này khi đồng ý dừng chương trình hạt nhân.

Những hãng hàng không Châu Âu như British Airways hay Lufthansa đã quay trở lại mở đường bay trực tiếp đến Iran trong khi chính phủ quốc gia Hồi giáo này cũng nới lỏng quy về visa nhằm thu hút thêm khách du lịch và nhà đầu tư.

Nhờ lượng lớn người nước ngoài đổ về Iran mà nhu cầu tiêu dùng, khách sạn tại đây đã tăng đột biến, tạo nên nhiều công ăn việc làm và kích thích tăng trưởng kinh tế.

Không giống như những nhà đầu tư lớn hay các công ty dầu mỏ, những doanh nghiệp lo ngại quan điểm của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Iran, các chuỗi khách sạn đang tăng cường mở rộng tại đây nhằm đáp ứng như cầu ngày càng cao của du khách.

Tập đoàn Accor của Pháp đã mở chuỗi khách sạn tại Iran vào năm 2015 đã phải xây thêm 2 khách sạn nữa để đáp ứng nhu cầu tại đây. Trong khi đó, hãng Melia của Tây Ban Nha đã quyết định mở khách sạn đầu tiên tại Iran vào năm 2018. Tập đoàn Rotana của UAE cũng định xây 1 khách sạn vào năm tới và 3 khách sạn nữa vào năm 2020.

Theo Bộ du lịch Iran, nước này dự định sẽ thu hút khoảng hơn 20 triệu du khách vào năm 2025 cũng như nhiều tập đoàn khách sạn, du lịch khác.

Phần lớn những du khách đến Iran là những người trẻ tuổi từ Châu Âu và Châu Á, vốn bị thu hút với văn hóa và lịch sử của quốc gia này. Rất nhiều di tích lịch sử và biểu tượng văn hóa được Iran bảo tồn nguyên vẹn, tránh khỏi các cuộc xung đột và chiến tranh.

Ngoài ra, rất nhiều du khách quốc tế đã tìm kiếm đến những khách sạn giá rẻ ở Iran để có thể du lịch mà không tốn quá nhiều chi phí. Trang World Economic Forum đã bình chọn Iran là điểm đến du lịch rẻ nhất thế giới vào đầu năm nay.

Tuy nhiên, ngành du lịch Iran vẫn còn khá sơ khai khi một số du khách từ các nước như Mỹ, Anh phải xin thị thực mới được nhập cảnh vào đây. Thêm vào đó, do các lệnh cấm vận chưa hoàn toàn được loại bỏ nên hệ thống thanh toán liên ngân hàng ở đây chưa hoạt động, buộc du khách phải mang theo tiền mặt để thanh toán cũng như khó đặt trước phòng.

Cơn sóng ngầm trong lòng quốc gia giàu nhất Châu Âu

Bài viết mới