Trung Quốc lặng lẽ khánh thành tòa nhà cao thứ hai thế giới

Ở thời điểm hiện tại, có khoảng 60 công ty đang thuê mặt bằng văn phòng, nằm trên 128 tầng của Tháp Thượng Hải. Trong số những người thuê có nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực tài chính Trung Quốc như Ant Financial do Jack Ma sáng lập. Tòa nhà cũng nằm trong khu đất vàng trong lĩnh vực ẩm thực, phù hợp cho nhu cầu ăn uống ngoài giờ làm việc.

Tuy nhiên, sự ra mắt của Tháp Thượng Hải lại chẳng có gì đình đám dù nó là tòa nhà đắt nhất từng được xây dựng ở Trung Quốc với tổng chi phí 2,4 tỷ USD. Sự ra mắt của nó dường như không tương xứng với danh hiệu công trình cao nhất Trung Quốc, cao thứ hai thế giới với hệ thống thang máy nhanh nhất, kiếm thúc hiện đại nhất thế giới với sự góp mặt của công nghệ và phần mềm tối tân.

Cheng Luo, người phát ngôn của công ty quản lý tòa nhà, cho biết: “Chúng tôi không muốn nó quá gây sự chú ý. Chúng tôi không có kế hoạch tổ chức lễ khai trương trọng thể bởi ngay cả khi mọi thứ đã sẵn sàng, chúng tôi cũng không muốn nó nhận được quá nhiều sự tò mò của mọi người”.

Công ty Quốc doanh Shanghai Municipal Investment, một trong các nhà đầu tư lớn của tòa tháp, cho biết, Tháp Thượng Hải chính thức hoàn thiện ngày 18/7. Tầng quan sát, nơi du khách có thể chiêm ngưỡng thành phố từ trên cao, được mở cửa trong tháng 4 nhưng phải tới tháng 6, cơ quan phụ trách cứu hỏa mới cấp chứng chỉ an toàn phòng cháy chữa cháy cho công trình.

Tháp Thượng Hải cao 632m, dự kiến được khai trương trong năm 2015. Tuy nhiên, kết cấu phức tạp khiến nó mất quá nhiều thời gian để được cơ quan phòng cháy chữa cháy cấp chứng chỉ an toàn vì nhiều phần kết cấu của tòa nhà nằm ngoài quy định của luật xây dựng. Những lình xình trong các quy định về quản lý là nguyên nhân khiến Tháp Thượng Hải đi vào hoạt động muộn hơn 2 năm.

Trung Quốc đang theo kịp tốc độ phát triển công nghệ thế giới. Thậm chí, ngành công nghiệp quốc phòng và không gian của quốc gia này đang tiến gần hơn với các cường quốc hàng đầu thế giới sau thời gian dài bị bỏ xa. Trung Quốc còn phát minh ra những hệ thông tiên tiến nhất thế giới. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý đang chưa theo kịp tốc độ đó và lúng túng với những quy định được đưa ra từ nhiều thập kỷ trước.

Thông thường, người ta không cho phép sử dụng thang máy khi hỏa hoạn xảy ra. Tuy nhiên, Tháp Thượng Hải được trang bị các thang máy đặc dụng, có khả năng chống lửa ưu việt, giúp người sử dụng có thể thoát khỏi các tầng bị hỏa hoạn. Trong khi đó, luật mới chưa có quy định về điều này.

Nhà chức trách Trung Quốc rất đề cao vấn đề an toàn trong các chung cư cao cấp, với mật độ dân cư lớn. Năm 2009, một vụ hỏa hoạn ở Trung tâm Văn hóa Truyền hình Bắc Kinh xảy ra do đốt pháo hoa trong khi năm 2010, một tòa cao ốc ở Thượng Hải bốc cháy làm 58 người chết.

Với Tháp Thượng Hải, người ta yêu cầu mức độ an toàn tuyệt đối. Tất cả trong số 20.000 tấm kính công trình đều được đo tỷ mỉ bằng cách sử dụng tia laser, khiến tốc độ xây dụng bị chậm. Tòa tháp có 270 tuabin gió để tạp ra điện. Nước mưa và nước thải được tái chế để dùng cho nhà vệ sinh hay tưới cây.

“Tháp Thượng Hải là một biểu tượng toàn cầu, đại diện cho sức mạnh tài chính và kinh tế của Trung Quốc. Nó cũng là một cách để cho thấy sức mạnh kinh tế của Trung Quốc nói chung và Thượng Hải nói riêng”, một chuyên gia tài chính nhận định.

Hiện trường cao ốc 27 tầng chìm trong biển lửa, nhiều người mắc kẹt

Bài viết mới