Những đất nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nằm ở top đầu về giáo dục theo thống kê của PISA (Chương trình đánh giá chất lượng học sinh quốc tế). Trẻ em từ 15 tuổi đến từ các đất nước này có kết quả học tập tốt hơn ở các môn toán, tập đọc và khoa học so với trẻ em từ các đất nước khác trên thế giới.
Phụ huynh ở những đất nước này đã áp dụng các quy tắc dạy con đặc biệt được đúc kết qua thời gian:
Trong 2 năm đầu tiên của trẻ, giáo dục không phải là điều quan trọng nhất
Trong giai đoạn này, cảm xúc mới là điều quan trọng nhất của trẻ nhỏ. Đó là lý do những đứa trẻ ở các đất nước này lớn lên với tình yêu thường và sự chăm sóc. Tiếp xúc vật lý giữa cha mẹ và con cũng rất cần thiết. Phụ huynh thường mang theo con đi mọi nơi, ngay cả những trường hợp không cần thiết.
Tại những đất nước này, người ta tin rằng trẻ em có thể hiểu và cảm nhận mọi thứ ngay cả khi còn rất nhỏ. Mặc dù chúng không thể trả lời, nhưng chúng bắt đầu tiếp nhận và phân tích các thông tin từ trước khi được sinh ra. Đó là lý do tại sao cha mẹ nên cố gắng trở thành một tấm gương tốt ngay từ khi người mẹ mang thai.
Coi trọng trải nghiệm của con
Không như hệ thống giáo dục phương Tây, ở phương Đông, cha mẹ không cấm đoán trẻ. Nếu một đứa trẻ làm điều gì đó tồi tệ, gây nguy hiểm, người lớn chỉ hướng sự chú ý của chúng tới thứ khác. Trong quan niệm của phương Đông, người ta tin rằng sự cấm đoán có thể khiến đứa trẻ không còn hứng thú khám phá điều gì nữa.
Một đứa trẻ sẽ được chỉ dạy cho những thứ nguy hiểm và tại sao nên tránh, nhưng không ai cấm chúng làm bất cứ thứ gì. Điều đó giúp cho trẻ có lối suy nghĩ sáng tạo hơn, có khả năng hình dung ra những giải pháp độc đáo để cho các vấn đề, tuân thủ các nguyên tắc quan trọng và tôn trọng người lớn.
Dạy con tôn trọng cộng đồng
Ví dụ, phụ huynh phương Tây thường dặn con “đừng làm đau bản thân nhé”, còn ở phương Đông sẽ là “đừng làm đau người khác”. Trước 3 tuổi, trẻ được dạy tôn trọng người khác, động vật, thiên nhiên, khả năng nhìn thấy sự thật và kiểm soát bản thân.
Trẻ được nuôi dạy để có thể sống chung với người khác, giúp đỡ và quan tâm đến cộng đồng. Ở Nhật Bản, mọi người tin rằng, cách tiếp cận này rất quan trọng đối với sự phát triển của một xã hội hài hòa.
Ở tuổi 2 – 3, trẻ có thể chơi vài môn thể thao và tham gia các lớp học năng khiếu
Sau khi được dạy những điều cơ bản về cách ứng xử, trẻ em ở các đất nước này được tiếp xúc với môi trường giáo dục ở trường học. Chúng có thể tham gia các lớp học ngôn ngữ, toán, năng khiếu… Nhờ đó, tất cả trẻ em dưới 4 tuổi ở đây có thể chơi được ít nhất 1 nhạc cụ và biết những điều cơ bản về toán và ngữ pháp. 5 tuổi, trẻ bắt đầu bước vào môi trường giáo dục có kỷ luật chặt chẽ hơn.
Các yếu tố giáo dục tự lập
Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, trẻ em 6 tuổi tự đến trường chứ không cần phụ huynh đưa đón. Lúc này, chúng cũng bắt đầu học đếm, viết và đọc những cuốn sách đơn giản. Ở các nước châu Á, người ta cho rằng trẻ em học đếm sớm có thể phát triển khả năng tư duy sáng tạo hơn.
Tới thời điểm, trẻ sẽ tự chọn hướng đi cho tương lai
Từ 12 -16 tuổi, một đứa trẻ được coi là đang trưởng thành. Chúng tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với chính mình. Không giống như ở phương Tây, trẻ em ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc không vội vã chọn nghề nghiệp tương lai nếu như chúng chưa sẵn sàng. Sự định hướng của gia đình rất quan trọng, nhưng chính chúng sẽ là người đưa ra quyết định.
Nguyên tắc quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục của các nước này là: Giải thích rõ ràng về các quyết định của cha mẹ, tình yêu và sự chăm sóc của gia đình. Dạy con theo phương pháp kỷ luật đi đôi với sự độc lập giúp họ đạt được những kết quả tuyệt vời trong giáo dục.
Những nguyên tắc giáo dục này đã tồn tại hàng trăm năm ở các đất nước này, nó cho phép cha mẹ nuôi dạy những đứa trẻ thông minh, tài năng, tôn trọng truyền thống và trở thành người tốt.