Tranh cãi gay gắt về thời gian giao đất tại đặc khu dài hơn cả đời người

Thời hạn sử dụng đất sản xuất, kinh doanh tại đặc khu, theo dự án Luật kéo dài không quá 70 năm, do Chủ tịch UBND đặc khu quyết định. Đất, trong trường hợp đặc biệt cũng có thể kéo dài thời gian nhưng không quá 99 năm. Trường hợp này do Thủ tướng quyết định.

Quy định này “châm ngòi” cho nhiều tranh cãi gay gắt của các đại biểu trong phiên thảo luận tại Nghị trường. Đại biểu Lê Thu Hà, đoàn Lào Cai, kiên quyết bảo lưu quan điểm, bà nhấn mạnh phải cân nhắc thật kỹ thời hạn 99 năm.

Tranh cãi gay gắt về thời gian giao đất tại đặc khu dài hơn cả đời người - Ảnh 1.

Đồ hoạ: Hương Xuân

Đại biểu Hà lo ngại trong điều kiện các quyền kinh doanh của tổ chức nước ngoài, cá nhân được mở rộng giúp họ có quyền pháp lý độc lập, mang tính sở hữu về đất đai, lãnh thổ hơn là tạo mặt bằng để kinh doanh đơn thuần. Bà cũng nhấn mạnh quyền thu hồi đất theo Luật Đất đai trên thực tế không dễ sử dụng. Nguyên do hệ luỵ pháp lý rất phức tạp.

Trái ngược với đại biểu Hà, đại biểu Nguyễn Văn Thân, Thái Bình đồng tình với dự thảo Luật.

Tranh cãi gay gắt về thời gian giao đất tại đặc khu dài hơn cả đời người - Ảnh 2.

Ông cho rằng 99 năm mới là mốc đảm bảo tính vượt trội và đột phá. Nhiều nước trên thế giới đã làm, nếu Việt Nam không làm thì không thể cạnh tranh. Bên cạnh đó, ông cũng lạc quan rằng việc đầu tư của nước ngoài sẽ đem lại lợi ích kép cho Việt Nam.

Đại biểu Dương Trung Quốc, Đồng Nai đặt vấn đề liệu những người ngồi trong Nghị trường hôm nay, vốn là người đương đại, liệu có thể đại diện cho thế hệ tương lai hay không. Ông cũng đặc biệt lưu ý đến vấn đề địa chính trị phát sinh tại đặc khu.

Tranh cãi gay gắt về thời gian giao đất tại đặc khu dài hơn cả đời người - Ảnh 3.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh thẳng thắn đặt ra câu hỏi Việt Nam được – mất gì về văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng bên cạnh bài toán kinh tế tại đặc khu.

Ông cho rằng không có dự án đầu tư nào hiện nay cần đến 99 năm. Thời hạn này thực chất là ưu đãi bổ sung để nhà đầu tư có thể được chuyển nhượng sau khi khai thác xong, hoặc là thay đổi dự án giữa chừng mà không phải trả lại đất.

Tranh cãi gay gắt về thời gian giao đất tại đặc khu dài hơn cả đời người - Ảnh 4.

99 năm theo ông là ngang ngửa với 3 – 4 thế hệ con người, thực chất là hình thức nhượng địa mà hiện nay chỉ những đất nước nghèo đói lạc hậu và hoang sơ mới cần đến.

Tuy nhiên, đại biểu đoàn Bến Tre Lưu Bình Nhưỡng không đồng tình với ý kiến này. Theo ông, Việt Nam chỉ cần lựa chọn những nhà đầu tư thông minh và những nhà đầu tư có tiềm năng. Ông cho rằng không cần phải lo lắng về câu chuyện này và bày tỏ rất yên tâm.

Tranh cãi gay gắt về thời gian giao đất tại đặc khu dài hơn cả đời người - Ảnh 5.

Sau những tranh cãi của các đại biểu, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết vẫn giữ nguyên quan điểm về thời gian giao đất. Ông nhấn mạnh vì điều này là một chính sách vượt trội.

Dù vậy, ông đồng tình với các đại biểu là phải quy định rõ ràng đâu là điều kiện đặc biệt và đâu là điều kiện để được Thủ tướng phê duyệt và phải quy định thật rõ và thật thận trọng trong quá trình xem xét đối với những dự án gọi là đặc biệt và có thể hưởng quy định 99 năm.

Tranh cãi gay gắt về thời gian giao đất tại đặc khu dài hơn cả đời người - Ảnh 6.

Bộ trưởng cũng cho biết mức thời gian 99 năm hiện nay nhiều nước đã áp dụng, đơn cử như đảo British Virgin Islands, UAE, Malaysia,…

“Tuy nhiên, ta chỉ để mở nhưng vẫn đang ở điều kiện đặc biệt và phải được Thủ tướng ưu đãi. Như thế nào là đặc biệt và quy trình thủ tục như thế nào được xem xét sẽ thiết kế ở quy định sau cho rõ ràng và minh bạch, thận trọng”, ông nói thêm.

PGS.TS Hoàng Văn Cường: Ưu đãi tiền thuê đất ở đặc khu “tạo điều kiện” cho đầu cơ, găm đất!

Bài viết mới