Trải nghiệm sử dụng itrithuc.vn: Dồi dào thông tin như Wikipedia, bạn có thể hỏi từ cách nấu ăn cho tới các lỗi vi phạm giao thông!

Trong ngày đầu tiên của năm mới 01/01/2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng đã ‘ấn nút’ để khởi động website itrithuc.vn – dự án hệ tri thức Việt được số hóa đầu tiên.

Một thời gian dài được ‘thai nghén’, được công bố từ tháng 5/2017 và chính thức ra mắt hơn nửa năm sau đó, có thể nói itrithuc.vn đã có quá trình chuẩn bị khá kỳ công. Giờ đây, bạn – trong vai trò có thể là một người tò mò muốn tìm hiểu kiến thức, một người muốn chia sẻ lại kiến thức cho cộng đồng hay thậm chí là các nhà lập trình muốn tìm ra một không gian dồi dào người dùng để phát triển các ý tưởng của mình – hoàn toàn đã có thể trải nghiệm ngay itrithuc.vn để đạt được mục đích của mình.

Một cách tổng quan, itrithuc.vn có thể cung cấp một hệ thống tri thức vô cùng đồ sộ mà không có bất kỳ một website tìm kiếm, hỏi đáp nào từ trước đến nay có thể so sánh được.

Với 4 thành phần chính là Hệ tri thức, Dữ liệu mở, Ngân hàng hỏi đáp và Nhà phát triển & Kho ứng dụng, itrithuc.vn đảm bảo rằng những nguồn thông tin, tri thức mà mình sở hữu sẽ luôn luôn chính xác, dồi dào và được cập nhật liên tục.

Hệ tri thức – Trang Wikipedia cho người Việt

Hệ tri thức Việt số hóa được tạo ra trước tiên bởi thành phần mang tên ‘Hệ tri thức’.

Trước đây, để tìm hiểu một thuật ngữ trong một lĩnh vực cụ thể, có lẽ lựa chọn được sử dụng nhiều nhất chính là Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Mô hình của Wikipedia đặc biệt ở chỗ đây là một mã nguồn mở và tất cả mọi người tham gia sẽ cùng đóng góp nội dung. Nói cách khác, những thông tin bạn đọc được tại một trang tìm kiếm nào đó của Wikipedia chính là nhờ một ai đó đã đóng góp vào. Ngược lại, chính bạn cũng có thể tự đóng góp những tri thức mà mình biết.

Được xây dựng theo cách tương tự, ‘Hệ tri thức’ từ đó cũng có thể coi là trang Wikipedia dành riêng cho người Việt. Những nội dung tại ‘Hệ tri thức’ nằm tại đa dạng các lĩnh vực như động vật, nghệ thuật âm nhạc, văn học, hóa học…và được truyền tải dưới dạng các bài viết. Những người đóng góp các bài viết này chính là các ‘Nhà biên tập’.

Đi xa hơn Wikipedia, ‘Hệ tri thức’ trong itrithuc.vn thực hiện chấm điểm xếp hạng các nhà biên tập này. Đây sẽ chính là động lực để những người tham gia vào ‘Hệ tri thức’ tích cực chia sẻ kiến thức, hiểu biết của mình hơn.

Ở một khía cạnh khác, có thể Wikipedia đã là một Bách khoa toàn thư lớn của cả thế giới, tuy nhiên ‘Hệ tri thức’ của itrithuc.vn vẫn có thể đảm bảo cung cấp các thông tin tin cậy hơn dành riêng cho người Việt.

Ví dụ, hãy thử tượng tượng bạn muốn tìm kiếm thông tin xem con mình nên tiêm chủng ở đâu và tiêm các mũi tiêm để phòng ngừa bệnh gì, ‘Hệ tri thức’ sẽ trở nên hữu dụng hơn Wikipedia vì những thông tin ở đây được đảm bảo tính chuẩn xác từ Bộ Y tế.

Đây chính là điểm mà Wikipedia – trang có thông tin được đóng góp hoàn tự do – sẽ chịu thua trước ‘Hệ tri thức’ của itrithuc.vn – thông tin có được từ sự đóng góp nhưng cũng được những các cơ quan, Bộ đảm bảo sự đúng đắn.

Dữ liệu mở – Nguồn dữ liệu quốc gia đồ sộ

Mục ‘Dữ liệu mở’ là trang dữ liệu mở dành cho tất cả mọi người. Các thông tin ở đây được đóng góp bởi trước hết chính các cơ quan Nhà nước, sau đó là các tổ chức, doanh nghiệp và thậm chí mỗi người dân. Bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận kho dữ liệu khổng lồ này để giải quyết các nhu cầu của mình.

Có thể nói, mục ‘Dữ liệu mở’ tại itrithuc.vn sẽ có thể trở thành một nguồn dữ liệu quốc gia đồ sộ nhất từ trước đến nay, với sự đóng góp từ tất cả các thành phần trong nền kinh tế.

Trong quá trình chuẩn bị, các cơ quan, đoàn thể Nhà nước sẽ là những người đầu tiên chia sẻ kho dữ liệu của mình.

Ví dụ: Bộ Y tế gửi dữ liệu về y tế dự phòng, tiêm chủng; Bộ Giáo dục gửi dữ liệu học sinh cả nước; một số trường Đại học sẽ gửi tài liệu giảng dạy…Với sự minh bạch này, Dữ liệu mở sẽ trở thành một kênh hữu hiệu để kết nối người dân với chính quyền.

Ngân hàng hỏi đáp – Mạng hỏi đáp trực tiếp tại itrithuc.vn

Ngân hàng hỏi đáp có thể được hiểu như trang hỏi đáp tại itrithuc.vn. Bạn có thể là người hỏi và cũng có thể là người trả lời những câu hỏi được đặt ra tại Ngân hàng hỏi đáp. Khác với mục ‘Hệ tri thức’, phần ‘Ngân hàng hỏi đáp’ sẽ giúp cho người sử dụng được tương tác trực tiếp với những người trả lời thông qua các câu hỏi.

Một tính năng đặc biệt nữa có Ngân hàng hỏi đáp là bạn có thể đặt câu hỏi cho các chat bot của các nhà phát triển ứng dụng tại itrithuc.vn. Hiện tại, có các loại chatbot sau trên hệ thống tri thức Việt số hóa:

– Đầu bếp Elsa (cung cấp bởi Zlink): Giúp bạn tra cứu công thức nấu ăn, hướng dẫn thực hiện, gợi ý món ăn phù hợp với từng người dùng.

– Mr. Poli (cung cấp bởi Zlink): Giúp bạn tra cứu các mức xử phạt vi phạm hành chính, loại hình biển báo giao thông và hotline của CSGT

– Mạng hỏi đáp Ereka.vn (cung cấp bởi Viettel): Cộng đồng hỏi đáp, chia sẻ kiến thức. Hiện tại Ereka vẫn đang được thử nghiệm và vẫn chưa chính thức ra mắt

– Chăm sóc khách hàng Viettel (Cung cấp bởi Viettel): Chatbot thực hiện chức năng tổng đài chăm sóc khách hàng của Tập đoàn Viettel. Nếu bạn là khách hàng của mạng viễn thông, Internet hay truyền hình của Viettel, bạn đều có thể thử trải nghiệm dịch vụ này.

Bạn cũng có thể tìm ứng dụng itrithuc về Ngân hàng hỏi đáp tại Kho tải Appstore và CH Play. Nói chung, với 3 tính năng Hệ tri thức, Dữ liệu mở và Ngân hàng hỏi đáp, itrithuc.vn có thể cung cấp một nguồn tri thức đồ sộ, giống như cách người ta tìm ra rất nhiều thông tin tại trang tìm kiếm Google hiện tại.

Nhà phát triển và kho ứng dụng:

Để một hệ tri thức số có thể lan tỏa trong toàn bộ cộng đồng, bên cạnh những người tham gia đặt câu hỏi, tham gia chia sẻ kiến thức thì những nhà phát triển ứng dụng – những người sẽ khiến itrithuc.vn có nhiều tính năng đa dạng hơn cũng vô cùng quan trọng.

Điều này cũng giống với chợ ứng dụng iOS của hãng Apply hay CH Play của Google khi mà người ta thi nhau phát triển các ứng dụng và phân phối lên 2 ‘chợ’ này để người dùng có thể biết đến và tải xuống.

Có tầm nhìn đó, itrithuc.vn cũng được xây dựng theo cách tương tự. Hệ thống tri thức Việt số hóa có hẳn một phân mục dành cho các nhà phát triển là https://dev.itrithuc.vn/. Tại đây, các nhà lập trình có thể phát triển những ứng dụng của mình và kết nối API với hệ thống tri thức Việt số hóa.

Đối với họ, khi phát triển ứng dụng tại itrithuc,vn, những lợi ích thu được làm lấy được thông tin của người dùng, tìm hiểu được hành vi người dùng. Nói chung, ‘Nhà phát triển và kho ứng dụng’ tạo ra một định hướng sẽ giúp itrithuc.vn có thể tự phát triển nhờ vào chính cộng đồng và phục vụ cho chính cộng đồng.

Hiện tại, Viettel và Zlink chính là các nhà phát triển tích cực tạo ra nhiều ứng dụng của mình nhất trên nền tảng itrithuc.vn. Các ứng dụng này bao gồm có:

– Đầu bếp Elsa: Tra cứu công thức nấu ăn, hướng dẫn thực hiện, gợi ý món ăn phù hợp với từng người dùng.

– Mr. Poli: Tra cứu các mức xử phạt vi phạm hành chính, loại hình biển báo giao thông và hotline của CSGT.

– Ereka.vn: Cộng đồng hỏi đáp, chia sẻ kiến thức ereka.vn.

– Chatbot CSKH Viettel: Ứng dụng tra cứu, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của Viettel.

– Stem.vn:Cập nhật video và tin tức về KH-CN, Kỹ thuật và Toán học để trang bị kiến thức và kỹ năng cho người dùng.

– Bot Platform: Cung cấp các công cụ giúp nhà phát triển có thể dễ dàng xây dựng chatbot trên nền tảng sẵn có.

Chính thức khởi động itrithuc.vn: Mạng xã hội Wikipedia cho người Việt, ‘chào mừng’ cả các nhà lập trình chung tay cùng phát triển

Bài viết mới