Trách nhiệm ngân hàng ra sao khi cán bộ ngân hàng lừa dối khách gửi tiền?

Chia sẻ của các chuyên gia tại buổi tọa đàm trực tuyến “Làm sao đảm bảo an toàn tiền gửi ở ngân hàng” chiều ngày 27/2 do Báo Trí thức trẻ phối hợp kênh thông tin tài chính CafeF tổ chức, các chuyên gia cho rằng việc người gửi tiền ở ngân hàng mà bị tổn thất thì cần xem xét ở nhiều khía cạnh, cả từ phía khách hàng, cán bộ ngân hàng lẫn sự quản lý của ngân hàng.

Nếu cán bộ ngân hàng lừa cả ngân hàng lẫn khách thì ngân hàng nên trả tiền luôn cho khách, kiện nhân viên sau

TS. Đặng Anh Tuấn, Viện phó Viện Ngân hàng Tài chính, Đại Học Kinh tế Quốc dân, cho biết quy trình nghiệp vụ hiện tại của hệ thống ngân hàng nói chung rất chặt chẽ. Nếu chẳng may để xảy ra tổn thất cho khách hàng thì đó thực sự là mối nguy rất lớn. Nếu khách hàng thực hiện giao dịch đúng quy trình và tại trụ sở của ngân hàng thì rủi ro gần như không xảy ra.

Đề cập đến vấn đề trách nhiệm, các chuyên gia cũng cho rằng, về nguyên tắc, quản lý nhân viên ngân hàng là trách nhiệm của ngân hàng chứ không phải của người gửi tiền. Tuy nhiên, người gửi tiền cũng cần có trách nhiệm kiểm tra, giám sát đối với tiền gửi của mình và cùng với ngân hàng để ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra.

Theo TS. Đặng Anh Tuấn, nếu có kết luận cán bộ cố tình lừa cả ngân hàng và khách hàng thì trước tiên ngân hàng có thể trả luôn tiền cho khách, rồi sau đó kiện cán bộ, nhân viên thực hiện hành vi lừa đảo.

Còn theo Tiến sỹ Cấn Văn Lực, trong luật lệ hiện nay đã quy định rõ ngân hàng có trách nhiệm với người gửi tiền. Tuy nhiên đó phải là một giao dịch hợp pháp và khi vụ việc xảy ra, đương nhiên ngân hàng phải khẳng định với khách hàng là ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ cho khách hàng. Ngân hàng không thể chối bỏ. Bên cạnh đó, cũng phải điều tra rõ xem đây có phải là lỗi từ phía ngân hàng hay là do lãnh đạo ngân hàng thông đồng với người gửi tiền để hai bên cùng rút tiền khỏi ngân hàng.

Cũng theo ông Lực, về mặt nguyên lý nguyên tắc thì cần phải dựa vào tùy tình huống cụ thể nhưng mấu chốt vẫn phải là giải quyết nhanh chóng, hợp tác cùng giải quyết.

Ông Lực nhấn mạnh, chuyện rút tiền ra khỏi ngân hàng là điều không dễ dàng vì phải có giấy đề nghị từ khách hàng và phải có ít nhất 2 chữ kỹ của cán bộ ngân hàng bao gồm giao dịch viên và kiểm soát. Nếu số tiền rút ra khỏi ngân hàng càng lớn thì cấp bậc kiểm soát càng cao.

Muốn giảm thiểu rủi ro phải quan tâm việc đào tạo người làm nghề ngân hàng

Trả lời câu hỏi về cách ngân hàng quản lý cách bộ khi giao dịch với khách hàng hiện nay ra sao, ông Lực cho biết, việc quản lý được nhiều ngân hàng làm rất chặt chẽ, đặc biệt với các giao dịch viên và cán bộ nhân viên, phòng giao dịch làm việc trực tiếp với khách hàng.

Ông đề xuất để giảm thiểu rủi ro cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý với người làm ngân hàng. Đầu tiên là về quy trình, quy định, cần phải có đầy đủ quy trình, quy định, chặt chẽ và rõ ràng. Tiếp theo là phân cấp ủy quyền, chẳng hạn giao dịch viện được phép giao dịch ở mức tiền riêng, trưởng phó phòng được giao dịch một mức tiền riêng, số tiền càng cao thì cấp bậc càng tăng. Về việc xác nhận giấy ủy quyền cũng phải làm cho chặt chẽ, cấp cao hơn sẽ xác định ủy quyền cho cấp thấp hơn, nếu không thì phải ra phòng công chứng.

Ông Lực cho rằng cũng cần quan tâm đến tuyển dụng. Chẳng hạn với các cán bộ làm kho quỹ phải thật thà và phải có người nhà để đảm bảo. Rồi với các cán bộ thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng cũng phải có kiểm tra chéo. Vi dụ, sau khi khách hàng thực hiện giao dịch xong, nhân viên ngân hàng sẽ gọi điện xem khách hàng có hài lòng khi giao dịch hay không, có gì nghi ngại hay không để kịp thời phát hiện các vấn đề và giải quyết sớm…

Chuyên gia khuyên người dân nên gửi tiền vào ngân hàng nào?

Bài viết mới