Tuy nhiên, bên lề sự kiện APEC 2017 tại Đà Nẵng, các thành viên TPP-11 đã chấp thuận tiếp tục làm việc để tìm được tiếng nói chung về một thỏa thuận thương mại tự do khu vực bất chấp trước đó Canada có những động thái làm dấy lên sự nghi ngờ về tương lai hiệp định. Đây là một tín hiệu vui cho nền kinh tế nói chung và BĐS nói riêng.
Tuy vậy, dù có TPP hay không có TPP thì theo giới chuyên môn, thị trường BĐS Việt Nam vẫn đang phát triển tích cực. Theo ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành, Savills Vietnam, bên cạnh TPP, những thảo luận liên quan đến Hiệp định đối tác toàn diện khu vực – RCEP, bao gồm Trung Quốc, cũng như cương vị thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng kích thích sự đầu tư liên tục, thậm chí trong bối cảnh không có TPP.
“Chúng ta cũng chứng kiến hoạt động thương mại với các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc thường đồng hành cùng FDI, đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng và bất động sản. Ngoài ra, những nhà đầu tư nước ngoài cũng đang có sự quan tâm lớn đối với thị trường BĐS VN hiện tại, hỗ trợ bởi tăng trưởng” Neil MacGregor nói.
GDP Việt Nam tăng cao, hệ thống tài chính ổn định cộng với đó là tốc độ đô thị hóa nhanh, thị trường tiêu dùng phát triển nhờ vào sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu –nhanh nhất so với bất kỳ quốc gia nào. Đây là cơ hội để nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục rót vốn vào tất cả các lĩnh vực BĐS từ công nghiệp, văn phòng, nhà ở thương mại đến bán lẻ. Thêm vào đó, sự tăng trưởng nhanh ở lượng khách du lịch, cả nước ngoài lẫn nội địa, cũng tạo ra “cú hích” lớn trong phân khúc khách sạn.
Savills cũng hy vọng nhìn thấy một lượng lớn vốn đầu tư dành cho BĐS trong năm 2017, tiếp nối theo năm 2016 vô cùng sôi động từ kinh nghiệm của đội ngũ tư vấn đầu tư hàng đầu của chúng tôi. Mối quan tâm của Nhật, Hàn Quốc, Singapore vẫn còn rất mạnh, cộng thêm sự chú ý tăng dần từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, vẫn còn đó không ít thách thức phía trước cho nhà đầu tư ngoại quốc để xác định chất lượng đầu tư bất động sản với quyền sở hữu rõ ràng. Những giao dịch liên quan đến tài sản doanh nghiệp/vận hành vẫn sẽ khan hiếm và phần lớn lượng giao dịch chủ yếu xoay quanh những dự án phát triển, bởi điều mà nhiều nhà phát triển nước ngoài hướng tới chính là sự đảm bảo hợp tác dài hạn cùng các đối tác trong nước/nội địa.
Còn theo ông Sử Ngọc Khương, Giám Đốc Bộ phận Đầu Tư, Savills Việt Nam, khi TPP hoàn thành vòng đàm phán, giữa các bên, lúc đó nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng trở nên tràn đầy hứa hẹn với những lợi ích tích cực. Với mục tiêu xóa bỏ thuế suất của các mặt hàng giữa những nước thành viên, quy định một số ngành hàng trong khung thỏa thuận của TPP sẽ là nhân tố quan trọng giúp thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn.
Điều này cũng thúc đẩy các tập đoàn chuyển hướng từ các nước sở tại chọn Việt Nam – nơi cung cấp nguyên liệu thô – để lắp đặt nhà máy, kho bãi văn phòng cũng như cơ sở kinh doanh. Không những thế, những nhu cầu về bất động sản bán lẻ, nhà phố, trung tâm thương mại, siêu thị…, cũng sẽ phát triển mạnh nhờ vào xu thế hội nhập và giảm các loại thuế quan.
Cộng đồng kinh tế mở gần như lớn nhất thế giới của TPP cũng dự kiến là cơ hội tốt cho hàng loạt các chuyên gia nước ngoài, và cùng với sự dịch chuyển sự nghiệp của họ là sự gia tăng về nhu cầu nhà ở, thuê căn hộ, tiêu dùng, mua sắm…
Một FTA kiểu mới với 12 nước thành viên, trong đó sự xuất hiện của hai cường quốc Mỹ – Nhật cho đã cho chúng ta quyền kỳ vọng vào sự phát triển bất động sản Việt Nam thì lại có những yếu tố chính trị dẫn tới các diễn biến mới.
Chúng ta đã từng hình dung TPP như một “phép màu” đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, có nhiều điều cần nhìn lại về ảnh hưởng thực sự của TPP, nhất là khi mọi thứ chỉ là dự đoán. Nhiều người đã từng tự hỏi rằng, thời điểm 2008 khi BĐS Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng thì giả sử, sự xuất hiện của TPP liệu có vực dậy thị trường?
Tương tự như năm 2014, TPP có thể giúp thị trường BĐS lên cao hơn mức tăng trưởng ấn tượng thời điểm đó hay không? Và nếu nhìn ra ngoài biên giới, chúng ta có bao giờ xem xét rằng, ngoài Việt Nam, sức ảnh hưởng của TPP đến thế nào đối với những quốc gia còn lại, sau khi Mỹ rút?
Hiểu một cách đơn giản, nếu Mỹ không tham gia TPP, mọi thứ tác động cơ bản đến nước ta, cụ thể là bất động sản, sẽ tương tự, tuy nhiên quy mô sẽ không lớn như khi có Mỹ. Chúng ta có thể phần nào lạc quan rằng thị trường bất động sản vẫn tiếp tục khỏe mạnh, dù trước đó, có những minh chứng đáng kể rằng những nhà sản xuất đã đầu tư và mở rộng cơ sở sản xuất của họ ở VN để đón TPP.
Chúng ta có thể phần nào lạc quan rằng thị trường bất động sản vẫn tiếp tục khỏe mạnh, dù trước đó, có những minh chứng đáng kể rằng những nhà sản xuất đã đầu tư và mở rộng cơ sở sản xuất của họ ở VN để đón TPP.
Chúng ta cũng có thể thấy rõ rằng sự đầu tư cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như giá lao động, sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường tiêu dùng nội địa với quy mô dân số lớn và mạng lưới mạnh mẽ của những thỏa thuận thương mại khác cũng giúp tạo nên danh tiếng cho Việt Nam – một thỏi nam châm thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp, đặc biệt là hình thức bất động sản công nghiệp, sản xuất.