TPP-11 có tên mới – Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), vẫn chờ Mỹ quay lại đàm phán

Mở đầu buổi họp báo, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, bên lề tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng, các Bộ trưởng kinh tế của 11 nền kinh tế APEC đã họp từ 8/11 nhằm sớm đưa đến một thỏa thuận chung về tương lai TPP. Sau cuộc họp các Bộ trưởng tại Hà Nội, các nền kinh tế TPP-11 lần lượt tổ chức làm việc ở cấp Trưởng đoàn đàm phán và thống nhất được nhiều nội dung quan trọng.

Trên cơ sở 4 vòng đàm phán đó, các Bộ trưởng ở Đà Nẵng đã thống nhất về Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership).

CPTPP vẫn giữ nguyên các nội dung của TPP cũ nhưng cho một số các nước thành viên tạm hoãn các nghĩa vụ (có 20 điều khoản tạm hoãn thực thi). CPTPP là toàn diện, cân bằng lợi ích các thành viên, có tính tới lợi ích của các nước. Các Bộ trưởng giao cho các Trưởng đoàn đàm phán giải quyết những vướng vắc chưa đạt được.

Sau khi Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu, người đồng cấp Nhật Bản – ôngToshimitsu Motegi bổ sung: Các đoàn đàm phán đã thảo luận hết sức kỹ lưỡng để đi tới một mục tiêu chung là phải có TPP-11 nhằm kêu gọi Mỹ quay trở lại đàm phán.

Ngày 9/11, các nền kinh tế thành viên tổ chức cuộc họp bộ trưởng, và đạt được thỏa thuận về các biện pháp và các điều khoản tạm hoãn. Ngày 10/11, các bộ trưởng họp lại, tái khẳng định bản chất thỏa thuận, xây dựng nên bộ quy tắc TPP. Mỗi Bộ trưởng sẽ báo cáo cho lãnh đạo các nền kinh tế để tóm tắt về bản chất thỏa thuận, nhằm đạt được một thỏa thuận cho TPP mới.

CPTPP có Điều số 12 nêu danh sách những điều khoản tạm hoãn, chưa được áp dụng. Nó sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi tối thiểu 6 nước ký kết. Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản chia sẻ: “Chúng tôi có những tranh cãi gay gắt nhưng ở Đà Nẵng lần này, thông qua tính xây dựng của các bên, đàm phán đã thành công. Tôi gửi lời cảm ơn các trưởng đoàn đàn phán vì nỗ lực của họ. TPP có 8.000 trang tài liệu mà chỉ có 20 điều khoản tạm hoãn. CPTPP nỗ lực đảm bảo chất lượng như TPP. Nhiều nước đề xuất tạm hoãn nên nếu đi sâu thì đàm phán sẽ đổ vỡ nên các nước trình lên hạn chế”.

ÔngToshimitsu Motegi cũng bình luận thêm là: “Việc đạt được thỏa thuận này sẽ tác động mạnh tới Mỹ và các nước khác”.

Theo nội dung bản dự thảo tuyên bố cuối cùng mà Reuter có được, 11 quốc gia đã cam kết “các yếu tố cốt lõi” của một thỏa thuận thương mại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần làm để TPP-11 trở thành hiện thực. Phía CBC dẫn lời một đại diện của đoàn đàm phán Canada xác nhận điều này sau chuỗi ngày đàm phán căng thẳng ở Đà Nẵng, Việt Nam. Tuy nhiên, lúc 11h ngày 11/11, phía Việt Nam và Nhật Bản tổ chức một cuộc họp báo chung để nói về quá trình đàm phán và những kết quả đạt được.

TPP-11 là tên gọi của hiệp định giữa 11 thành viên sau khi Mỹ rút lui vào đầu năm nay – thời điểm Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khởi TPP. Từ cuối tháng 5, đại diện 11 nước còn lại đã bắt đầu tiến hành đàm phán để thúc đẩy thỏa thuận. Trước đó, TPP được ký kết tháng 2/2016, với 12 nước tham gia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam.

Tại APEC 2017, cuộc họp về TPP cấp Bộ trưởng không nằm trong chương trình chính thức nhưng được đánh giá là cực kỳ quan trọng tới tương lai của Hiệp định này. Vào tối 9/11, sau khi kết thúc cuộc họp, một số Bộ trưởng bước ra khỏi phòng và tiết lộ về một thỏa thuận nguyên tắc. Tuy nhiên, ngay sau đó, Bộ trưởng Thương mại Canada François-P Champagne viết trên Twitter: “Dù có các tin tức TPP-11 đã đạt được đồng thuận về nguyên tắc, thực tế là chưa có thỏa thuận nào”.

Gần cuối giờ chiều 10/11, thời điểm dự kiến tổ chức họp báo về TPP-11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau không có mặt và đàm phán TPP bị hoãn. Thủ tướng Newzeland lúc đó cho biết là Canada rút khỏi đàm phán. Tuy nhiên, trong tối muộn ngày 10/11, đại diện Canada quay trở lại bàn đàm phán.

Bài viết mới