Tìm cách bảo vệ đường ruột chính là làm thay đổi cuộc đời bạn tốt hơn

Không phải vô cớ mà giới khoa học gọi đường ruột là “bộ não thứ hai” của cơ thể. Nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe toàn diện của con người. Bởi vậy, hãy biết cách bảo vệ đường ruột.

Không phải vô cớ mà giới khoa học gọi đường ruột là “bộ não thứ hai” của cơ thể.

Nhưng bạn có biết những thứ đang diễn ra trong bụng mình thậm chí còn mang tính sống còn hơn cả những suy nghĩ của bạn về chúng?

Giáo sư Kerryn Phelps và Jaime Lee Chambers, đồng tác giả cuốn sách mới “The Mystery Gut” đã chia sẻ cách thức kiểm soát sức khỏe đường ruột và tại sao việc bảo vệ đường ruột lại có thể thay đổi toàn bộ cuộc sống của chúng ta.

Giáo sư Kerryn Phelps và Jaime Lee Chambers (cùng đồng nghiệp Dr Claudia Lee) đồng tác giả cuốn sách mới “The Mystery Gut” đã chia sẻ cách thức kiểm soát sức khỏe đường ruột.

Làm thế nào để nhận ra đường ruột có khỏe mạnh hay không?

Trước hết, điều quan trọng nhất cần nhận biết là dấu hiệu đường ruột tốt hay xấu. Giáo sư Phelps chia sẻ: “Có rất nhiều triệu chứng báo động về sức khỏe đường ruột không được tốt, từ những điều bạn có thể dự đoán như tình trạng đầy hơi, đau bụng, đại tiện thất thường tới những điều ít mong đợi hơn.

Tình trạng não mù sương (kém tỉnh táo), mệt mỏi, đau đầu và những chứng bệnh tương tự cũng có thể cho thấy chức năng ruột kém”.

Giáo sư Phelps cho biết, quy tắc số 1 khi đề cập tới đường ruột là “Nghĩ về sức khỏe, hãy nghĩ tới đường ruột”. “Nếu bạn có các triệu chứng khác không được chẩn đoán trước đó, đừng lập tức cho rằng chúng không liên quan”, bà nhấn mạnh.

Theo vị bác sĩ đầy uy tín này, sẽ không thừa nếu xem xét nhiều loại thuốc khác nhau mà bạn có thể đang dùng bởi chúng thường tác động tới cách hấp thụ dưỡng chất của cơ thể. “Lo lắng cũng liên quan chặt chẽ tới sức khỏe đường ruột. Ruột là hệ thần kinh vô cùng phức tạp”, bà cho biết.

Có rất nhiều triệu chứng báo động về sức khỏe đường ruột không được tốt.

Vậy còn các dấu hiệu cho thấy sức khỏe đường ruột tốt?

Dấu hiệu chung theo giáo sư Phelps là nếu bạn đi đại tiện đều đặn, cảm thấy khỏe, không gặp rắc rối khi tiêu hóa đồ ăn thì sức khỏe đường ruột của bạn nhìn chung là ổn. Mức độ tốt thế nào là một việc không hề dễ dàng để định nghĩa. Nhưng nếu bạn không thấy đau, đó có thể là dấu hiệu đường ruột tốt.

Cách bảo vệ đường ruột thế nào là tốt nhất?

Bất kể khỏe mạnh hay không, bạn đều có thể thực hiện những thay đổi nhằm nâng cao sức khỏe, bảo vệ đường ruột. Theo các chuyên gia, việc này dễ hơn so với hình dung của bạn.

“Ăn các bữa đều đặn và thời điểm ăn có ý nghĩa quan trọng”, giáo sư Phelps khẳng định. “Tránh ăn khi đang stress cũng là một ý hay – không ăn khi đang trên đường đi lại, di chuyển vì ruột rất nhạy cảm với cảm xúc”.

Bà cũng lưu ý rằng, bạn cần chú ý tới số lượng dưỡng chất trong thực phẩm, đặc biệt phải đảm bảo uống đủ nước, cung cấp đủ chất xơ và đồ ăn có nguồn gốc thực vật cho cơ thể.

“Tập luyện – hay giữ cho cơ thể vận động – cũng là cách bảo vệ đường ruột và rất có ích”, giáo sư Phelps cam đoan.

“Cố gắng có cái nhìn toàn cảnh về sức khỏe đường ruột cũng như những chứng bệnh khác cũng rất quan trọng. Những thứ bạn cho rằng không nhất thiết liên quan tới đường ruột thực tế lại có mối liên hệ chặt chẽ”, bà nhấn mạnh thêm.

Tập luyện – hay giữ cho cơ thể vận động – cũng là cách bảo vệ đường ruột.

Thế nào là một bữa ăn tốt cho đường ruột?

Chuyên gia ăn kiêng Jaime Rose Chambers chia sẻ: “Theo quan điểm dưỡng chất, điều quan trọng nhất để duy trì sức khỏe đường ruột mỗi ngày là chất xơ, có trong trái cây, rau, cây họ đậu và ngũ cốc toàn phần.

Nếu bạn nhìn chung khỏe mạnh, nhưng mong muốn cải thiện sức khỏe đường ruột, khẩu phần ăn giàu chất xơ sẽ là lựa chọn tuyệt vời để tạo ra phân tốt. Cố gắng đảm bảo 80% bữa ăn trong ngày của bạn dựa trên thực vật và bạn sẽ không gặp rắc rối gì”.

Chuyên gia Chambers gợi ý, nên khởi đầu ngày mới bằng món yến mạch, có thể kèm chuối hoặc dâu để bổ sung vitamin từ trái cây cho cơ thể và một thìa sữa chua bên trên để bổ sung lợi khuẩn. Sau đó, vào giữa buổi sáng, sẽ rất tốt nếu ăn chút bánh quy để có thêm chất xơ và trái bơ để có thêm chất béo có lợi”.

Cố gắng đảm bảo 80% bữa ăn trong ngày của bạn dựa trên thực vật.

Chambers cũng giải thích rằng, quy tắc của cô là “nửa bữa trưa và bữa tối là rau – cả dạng sống hoặc qua chế biến”. “Một bữa trưa tốt cho đường ruột có thể là một đĩa salad lớn, với một ít protein và carbohydrate tốt cho sức khỏe như bánh mì nguyên cám hoặc gạo lứt.

Vào bữa xế, hãy thưởng thức món trái cây thứ 2 trong ngày – có thể là loại quả nào đó có vỏ như tạo hoặc lê – vốn rất tốt cho đường ruột và một nắm hạt.

Trong khi đó, bữa tối nên là sự kết hợp của cây họ đậu hoặc đậu lăng – 2 thần dược cho sức khỏe đường ruột”.

Bạn nên đảm bảo rằng cơ thể được cung cấp đủ lợi khuẩn (từ sữa chua và thực phẩm lên men) và prebiotics (từ hành, tỏi và cây họ đậu) mỗi ngày nhằm kích thích vi khuẩn có lợi trong dạ dày.

Bánh mì trắng, bánh quy và bánh ngọt đều tạo cặn khi đi qua đường ruột và không giúp ích gì cho bạn.

Bạn nên tránh những thứ gì để tốt cho đường ruột?

Theo chuyên gia Chambers, carbohydrate trắng, tinh luyện như bánh mì trắng, bánh quy và bánh ngọt đều tạo cặn khi đi qua đường ruột và không giúp ích gì cho bạn. Tương tự, thực phẩm giàu chất béo cũng gây hại vì chất béo làm chậm tiêu hóa, tiềm ẩn nguy cơ gây táo bón.

Đường tinh luyện cũng là loại thực phẩm nên tránh bởi vi khuẩn có hại trong dạ dày rất khoái món này. “Tuy nhiên, nếu bạn nhìn chung khỏe mạnh, bạn chỉ cần hạn chế ăn, chứ không cần tránh hoàn toàn, những thứ kể trên”.

Tại sao thời điểm ăn lại quan trọng đến vậy?

– Theo cuốn sách “The Mystery Gut”, trong ngày, khi trời sáng, cơ thể được thiết kế để tỉnh táo, ăn uống, di chuyển. Do đó, các cơ quan và tế bào ruột giúp bạn đủ năng lượng và năng động cũng phù hợp với việc hoạt động hơn.

– Khi trời tối, các tế bào không sẵn sàng cho việc tiêu hóa, do đó, nên tránh ăn muộn.

– Ăn bữa lớn nhất trước 3 giờ chiều để hỗ trợ sức khỏe. Đây cũng là cách bảo vệ đường ruột.

– Vào buổi tối, nên ăn bữa nhẹ hơn. Điều này có nghĩa là nên lựa chọn những bữa nhẹ hơn (như súp, salad, cây họ đậu) và những loại protein dễ tiêu hóa hơn như cá.

– Đặt mục tiêu kết thúc bữa tối 2 giờ trước khi đi ngủ.

– Cố gắng ăn bữa sáng trước 8 giờ sáng để phục hồi lượng đường huyết đã giảm xuống qua 1 đêm nghỉ ngơi. Ăn bữa trưa từ 11 giờ đến giữa trưa và bổ sung một bữa xế trong khoảng 2-3 giờ chiều để bù đắp cho việc suy giảm cortisol trong khoảng 3-4 giờ. Ăn bữa tối nhẹ nhàng trong khoảng 5-7 giờ. Uống trà thảo mộc trước khi đi ngủ.

Nguồn: DailyMail

Nữ giáo sư Tiền Gia Minh: Sai lầm khiến cả nhà bị viêm dạ dày, đường ruột do tủ lạnh

Bài viết mới