[Tiêu điểm tuần 30/10 – 03/11] Giới đầu tư đang chú ý tới điều gì ?

Ngày 31/10, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Standard Chartered quan tâm tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ thương mại quốc tế cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ”

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đang “vươn mình” được tiếp cận với nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh ra các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), cũng gặp phải không ít khó khăn và thách thức trong việc cập nhật thông tin vĩ mô, chuẩn bị năng lực tài chính, năng lực giao dịch quốc tế và chuẩn hóa quy trình xuất nhập khẩu. Hiện nay đang có hàng vạn doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời mỗi năm, nhưng hầu hết đều không rõ, không tiếp cận được những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, dẫn đến tình trạng nhiều chính sách “nuôi dưỡng” tạo đà cho doanh nghiệp phát triển đều rơi vào những doanh nghiệp lớn.

Quan điểm chủ đạo của hội thảo nêu ra là phải đảm bảo phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới mô hình tăng trưởng; không vi phạm nguyên tắc thị trường, không vi phạm các điều ước quốc tế; hỗ trợ có chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tính khả thi trong cân đối nguồn lực để hỗ trợ DNNVV.

Theo quan điểm của các chuyên gia kinh tế đang được gợi ý nêu ra nhằm gỡ rối vấn đề này, trong đó bao gồm các giải pháp là cần phải minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp, phát triển thị trường tín dụng dành cho DNNVV, trong đó, phát triển các sản phẩm phù hợp với DNNVV: thủ tục, hồ sơ, lãi suất, tài sản bảo đảm… Phát triển hoạt động cho vay khép kín từ khâu vay thu mua, sản xuất đến khâu chế biến và xuất khẩu cho các nhóm DNNVV có liên kết với nhau theo cùng một chuỗi.

Ngoài ra, các DNNVV cần tăng cường liên kết ngân hàng với doanh nghiệp, ngân hàng với các định chế tài chính hỗ trợ DNNVV, với các hiệp hội DN. Cụ thể, qua đó sẽ thúc đẩy hình thành mạng lưới các nhà đầu tư, quỹ đầu tư để cung cấp vốn cho DNNVV, đẩy mạnh việc cơ cấu lại các công ty cho thuê tài chính. Cùng với đó tạo ra kênh huy động vốn (đặc biệt là vốn trung và dài hạn) cho doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, từ đó cùng phát triển TTCK Việt Nam tiếp tục đi lên.

Quyết định về lãi suất của FED

Cục dự trữ liên bang Mỹ dự kiến ​​sẽ không có thay đổi gì về lãi suất vào cuối phiên họp chính sách kéo dài hai ngày vào thứ Tư. Lãi suất được giữ trong khoảng từ 1,0% – 1,25% FED sẽ công bố biên bản của cuộc họp, giúp các nhà đầu tư hiểu được quan điểm của FED về kế hoạch tăng lãi suất trong những tháng tới. Ngân hàng Trung ương Mỹ dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất lần nữa vào tháng 12 và thêm hai lần nữa vào năm sau. Lạm phát thấp có thể làm chậm kế hoạch của FED.

Sự thay đổi lãnh đạo tại Fed cũng có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ trong những tháng tới. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dự kiến ​​ trong tuần này sẽ quyết định người sẽ thay thế bà Janet Yellen làm chủ tịch Fed khi nhiệm kỳ của bà kết thúc vào tháng Hai.

Báo cáo về việc làm và báo cáo KQKD của một số công ty lớn ở Mỹ

Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo biên chế phi nông nghiệp tháng 10 vào thứ Sáu. Theo dự báo, dữ liệu sẽ cho thấy nền kinh tế Mỹ tăng 315.000 việc làm mới trong tháng 10, hồi phục sau sự sụt giảm trong tháng Chín. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo giữ ổn định ở mức 4,2%. Hầu hết các chỉ số tập trung vào các số liệu thu nhập trung bình hàng tháng, dự kiến ​​sẽ tăng 0,2%.

Trong khi đó, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục đón chờ báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 của một số công ty lớn như Apple (NASDAQ: AAPL), Facebook (NASDAQ: FB) và Tesla (NASDAQ: TSLA). Về chính trị, chương trình cải cách thuế có thể sẽ là tâm điểm của các nhà đầu tư.

Thông báo chính thức của Ngân hàng Anh

Ngân hàng Trung ương Anh sẽ công bố quyết định về lãi suất của mình vào thứ Năm. Thống đốc Mark Carney sẽ tổ chức một cuộc họp báo ngay sau khi thông báo. Nếu tất cả diễn ra theo kịch bản, ngân hàng trung ương Anh sẽ tăng chi phí vay lần đầu tiên trong hơn 10 năm do sự gia tăng lạm phát gần đây. Dự kiến sẽ tăng lên mức 0,5% từ mức 0,25% như hiện nay.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo rằng thời gian này không thích hợp cho việc tăng lãi suất. Những dữ liệu gần đây cho thấy sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế sau khi nước Anh rút khỏi Liên minh châu Âu.

Lạm phát khu vực đồng Euro

Khu vực đồng Euro sẽ công bố số liệu lạm phát tháng 10 vào thứ Ba. Các nhà phân tích đang kỳ vọng giá tiêu dùng tăng 1,4%. Trong đó, không có biến động trong giá năng lượng và giá lương thực được giữ ở mức tăng 1,1% so với một tháng trước đó. Các nền kinh tế lớn của Châu Âu là Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha sẽ có báo cáo CPI riêng trong tuần tới.

Ngoài số liệu lạm phát, khu vực đồng Euro sẽ công bố báo cáo sơ bộ về tăng trưởng kinh tế trong quý 3. Nền kinh tế của khu vực được dự báo sẽ tăng 0,6% trong quý 3, tương đương mức tăng trưởng 2,1% hàng năm.

Quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nhật Bản

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) dự kiến sẽ không có bất kỳ thay đổi nào đối với chính sách tiền tệ, khi xuất khẩu mạnh và tiêu dùng cá nhân làm tăng triển vọng về tăng trưởng kinh tế. Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda sẽ tổ chức một cuộc họp báo sau đó để thảo luận về quyết định đã được đưa ra. Ông có thể giải thích cụ thể hơn về quyết định duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ của BoJ cho đến khi lạm phát bền vững trên 2%.

Bài viết mới