Tiền ảo quá ‘hot’: CEO ứng dụng Umbala cho biết sẽ gọi vốn bằng ICO, thừa nhận ‘may mắn vì được bước vào thời kỳ của Bitcoin’!

Ấn tượng nhất trong tập 9 Shark Tank phát sóng vừa qua chính là startup Umbala của chàng CEO có tốc độ nói như ‘súng máy’ Nguyễn Minh Thảo. Trong chương trình, nếu để ý thì có thể thấy sau Thảo thuyết trình xong, Shark Vương và Shark Linh có thảo luận số tiền mà Umbala nhận được, 260.000 USD tương đương với 6 tỷ đồng, chắc sẽ chỉ ‘đốt trong 1 năm là cùng’, hoặc ‘có khi 6 tháng’.

Rõ ràng, bài toán về vốn từ lâu luôn là điều đau đầu với bất cứ CEO startup công nghệ nào. Đối với riêng Umbala và thử thách đánh chiếm cả thị trường thế giới, lời giải của bài toán trên càng trở nên quan trọng. Đây cũng là lý do vì sao Shark Linh từ chối đầu tư vào Umbala vì ‘chị thấy dự án này cần đến cả triệu USD hay chục tiệu USD’.

Mới đây, Nguyễn Minh Thảo đã có một dòng trạng thái nói về thương vụ gọi vốn thành công tại Shark Tank. Đặc biệt hơn là ở cuối bài, anh đã tiết lộ một dự án huy động vốn mới cho Umbala. Cụ thể, với tầm nhìn tạo ra một hệ sinh thái phi tập trung của các ứng dụng sử dụng camera mà Umbala là một phần trong đó, startup này sẽ bán ra loại token mang tên UMB và thu tiền về.

Trang landing page ICO của Umbala

Trang landing page ICO của Umbala

Hiểu theo cách khác, có thể nói Umbala đã lựa chọn thực hiện một ICO – hình thức gọi vốn trong thế giới tiền mã hóa của những Bitcoin, Ethereum…đang làm cả thế giới phải ‘điên cuồng’. Cần nhớ rằng, đối với các nhà đầu tư, ICO đôi khi là cụm từ đại diện cho tiền tài, với những thương vụ ‘nhân 5, nhân 10 tài sản’; nhưng đôi khi cũng là những dự án lừa đảo ‘scam’ hàng triệu USD rồi bỏ trốn.

Trong dòng trạng thái, CEO Nguyễn Minh Thảo cho rằng ICO và công nghệ đứng sau nó là Blockchain đã và đang thay đổi cả thế giới; được bước vào thời kỳ Blockchain, Bitcoin, ICO…bắt đầu nở rộ là một may mắn với tất cả startup công nghệ. Và đó chính là lý do Umbala quyết định thực hiện dự án ICO để huy động vốn.

Dưới đây là thông báo của vị CEO này trên trang cá nhân của mình về dự án mới này. Những thuật ngữ tiếng Anh đã được giải thích hoặc dịch nghĩa lại để bạn đọc có thể theo dõi:

“…3. Blockchain? Bitcoin? ICO… đây là sự may mắn của chính bản thân mình và của tất cả các bạn đang ngồi đọc bài viết này, chúng ta đang bước vào chu kỳ công nghệ lớn và nóng nhất thế giới bây giờ. Cái hay của chu kỳ này gần như sẽ là sự thay đổi cục diện kinh tế và chính trị trên toàn thế giới.

Người dùng sử dụng app Umbala hiện tại

Người dùng sử dụng app Umbala hiện tại

Mình nhận thấy Umbala có cơ hội lớn trong lĩnh vực này, bởi bản chất mình làm công nghệ mobile đặc biệt là liên quan đến Mobile Camera từ năm 2010, từ đó đến thời điểm này, mình đã công bố gần chục sản phẩm liên quan đến camera từ chụp ảnh đến quay video, à mình hiểu được toàn bộ hệ sinh thái trên nền tảng camera, cũng như chứng kiến được các công ty lớn phát triển theo tư duy TẬP TRUNG như Snapchat, Instagram, hay sự chuyển mình của chính Facebook đáp ứng và sự phát triển của Pop Culture Apps (các ứng dụng được tạo ra dựa trên chất liệu của văn hóa nhạc đại chúng) như Musically, Umbala giai đoạn các ứng dụng làm music video.

Và bây giờ, với kinh nghiệm của mình, và cơ hội của Umbala.tv trong việc định vị là Camera Star – một nền tảng cho việc phát triển các tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật, Umbala quyết định phát triển nền tảng “Decentralized Camera Economy” – Decentralized camera streaming platform to accelerate real time interactive camera ecosystem. (Nền tảng phi tập trung về camera livestreaming, sẽ giúp cho các các tương tác trong một hệ sinh thái các ứng dụng sử dụng camera được diễn ra liên tục).

Thông qua Umbala Network bên mình tham vọng xây nên một open camera protocol (giao thức camera mở) và camera token “UMB” (đồng token UMB) để cùng cộng đồng phát triển ra hệ sinh thái các ứng dụng sử dụng camera làm công cụ cơ bản phục vụ mục đích kinh doanh của từng tổ chức và loại hình kinh tế trong xã hội. Và chính Umbala.tv là một ứng dụng chạy trên hệ sinh thái này”

Ngoài ra, trong dòng trạng thái của mình, CEO Nguyễn Minh Thảo cũng giải thích lý do vì sao mình đồng ý với deal đầu tư của Shark Vương và Shark Thủy trong Shark Tank.

Đối với anh, đây là sự đúc rút kinh nghiệm từ những dự án thất bại trước, khi mà Thảo đã từ chối nhiều cơ hội đầu tư mang về giá trị cho công ty. “Không quan trọng cơ hội “trắng” hay “đen”, quan trọng là mình tận dụng cơ hội để đưa mình đi nhanh”, anh tin rằng số tiền của Shark Vương và Shark Thủy sẽ giúp mô hình kinh doanh livestream của Umbala làm ra tiền ngay tại Việt Nam.

“1. “Không quan trọng cơ hội “trắng” hay “đen”, quan trọng là mình tận dụng cơ hội để đưa mình đi nhanh” – Cần biết tôn trọng và biết tận dụng các cơ hội đến với Startups của mình, đây là một kinh nghiệm đầy thương đau của mình từ năm 2011, khi thời kỳ khởi nghiệp công nghệ Mobile mới bắt đầu, mình đưa sản phẩm TimBox sang tham gia TechCrunch Disrupt, và mình may mắn nhận được 2 offers trị giá 250.000 USD của 2 nhà đầu tư cá nhân tại Silicon Valleys, nhưng lúc đó mình có khoản đầu tư của CyberAgent Ventures Việt Nam, nên mình từ chối nhà đầu tư đó. Đến khi mình sang lại Bay Area năm 2015 với Umbala, thì mình mới thấy được giá trị của cái deal 250.000 USD đó. Với cái deal đó, có thể TimBox thất bại, nhưng với sự giúp sức của 2 angel đó, mình hoàn toàn có thể tạo ra một cuộc chơi mới tuyệt vời tại US.

Chính Nguyễn Minh Thảo cũng đã tiết lộ về một nền tảng phi tập trung của dự án ICO trong Shark Tank

Chính Nguyễn Minh Thảo cũng đã tiết lộ về một nền tảng phi tập trung của dự án ICO trong Shark Tank

“2. Đời người khởi nghiệp chỉ có 3 cơ hội chín muồi cho các chu kỳ công nghệ thế giới” Bản thân mình ở độ tuổi này, mình đã đi qua 2 chu kỳ công nghệ thay đổi thế giới trong 15 năm qua: Web 2.0 và Mobile; Umbala là sản phẩm cho giai đoạn cuối của thời kỳ công nghệ Mobile, ở thời điểm này, công nghệ không có gì là mới nữa như Shark Linh có nhận định trên chương trình, và bản chất bây giờ là bài toán kinh doanh dựa trên công nghệ cụ thể là công nghệ live streaming như thế nào mới là quan trọng.

Bản thân mình lĩnh hội được rằng, cần phải có vốn để đẩy mô hình kinh doanh live streaming của Umbala là ra tiền, vì đơn giản thị phần live streaming trong lĩnh vực idol giải trí ở Việt Nam mình tầm 2 triệu USD/tháng và trên thực tế là tiền về các ứng dụng của Trung Quốc và Đài Loan, bản thân mình thấy là tại sao mình không biết tận dụng thị trường nội địa này để có nguồn doanh thu ổn định và đánh ra các nước trong khu vực, với nguồn doanh thu này mình hoàn toàn có thể làm nên những bước chuyển dịch lớn cho Umbala trong chu kỳ công nghệ đỉnh cao tiếp theo”

Shark Tank Việt Nam và loạt câu nói truyền cảm hứng cho bạn trẻ đang muốn khởi nghiệp

Bài viết mới