Thương lượng mức lương là một trong những việc người tìm việc thường gặp phải trong buổi phỏng vấn. Đề tài về lương bổng thường làm cho hầu hết người tìm việc cân nhắc, và đa số thường mắc những sai lầm đáng tiếc trong vấn đề thỏa thuận lương.
Vì vậy, làm thế nào để tránh những tình huống này và tạo được tự tin cho bản thân? Hãy cùng xem xét các sai lầm về thương lượng lương cần tránh sau đây:
1. Chấp nhận mức lương phía tuyển dụng đưa ra
Nhiều không không đưa ra được câu trả lời khi được hỏi về mức lương mong muốn. Hãy nhớ rằng, người phỏng vấn luôn đề nghị một mức lương thấp hơn đáng kể so với số tiền họ dự tính có thể trả cho vị trí bạn ứng tuyển. Họ thường trì hoãn khâu đàm phán mức lương, để đến lúc các yêu cầu khác đã được đàm phán xong, ứng viên không muốn kéo dài thêm quá trình phỏng vấn nữa và nhanh chóng chấp nhận ngay mức lương mà họ đưa ra. Nếu có kỹ năng đàm phán tốt, bạn có khả năng sẽ được hưởng mức thu nhập tốt hơn.
2. Đưa ra mức lương bạn mong muốn nhưng không phù hợp với thực tế
Đàm phán thành công dựa trên dữ liệu chứ không phải cảm xúc. Mức lương mong muốn của bạn phải phù hợp với quy mô của nhà tuyển dụng. Nếu bạn chuyển từ một công ty lớn đến một công ty nhỏ hơn, một công ty dịch vụ sang một tổ chức phi lợi nhuận, bạn phải chấp nhận mức lương thấp hơn.
Hãy xem xét kỹ nhu cầu của thị trường việc làm, nhà tuyển dụng và năng lực thực tế của bản thân để cân nhắc khi đàm phán mức lương. Khi tìm việc, ngoài yếu tố thu nhập, yếu tố môi trường, cơ hội phát triển nghề nghiệp, bản thân cũng nên được xem xét.
3. Không dành thời gian để chứng minh năng lực
Nhà tuyển dụng sẽ không chấp nhận trả cho bạn một mức lương cao nếu họ không thể nhìn thấy những tiềm năng bạn có thể đóng góp cho tổ chức. Đừng nên chỉ để ý đến những con số, khi thương lượng mức lương bạn nên chú ý đến cả những điều kiện, cơ hội mà công ty tạo ra cho nhân viên có cuộc sống thoải mái hơn.
4. Giả vờ hài lòng
Nhiều khi, vì sợ mất lòng nhà tuyển dụng hoặc chứng tỏ mình là người không tham lam, nhiều ứng viên né tránh việc đàm phán mức lương và các quyền lợi liên quan. Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Theo thống kê của PayScale, hơn 80% người sử dụng lao động chỉ đáp ứng thêm về mức lượng, phụ cấp, các hỗ trợ về thời gian, địa điểm làm việc… khi nhân viên của họ đám phán. Vì thế, nếu bạn không yêu cầu, sẽ không ai đáp ứng cho bạn những đặc quyền bạn đáng được hưởng.
Đừng bao giờ tỏ ra hài lòng với đề nghị của nhà tuyển dụng. Mặc nhiên chấp nhận những quyền lợi họ đưa ra, bạn đã bỏ qua một quá trình quan trọng đem đến nhiều lợi ích cho mình.