Cảnh sát ở Quảng Đông, một tỉnh ở miền Nam của Trung Quốc, đã phải đứng ra hỗ trợ tìm một cái tên ít phổ biến nhất cho vài cặp vợ chồng đang chuẩn bị chào đón em bé chào đời. Cục công an tỉnh đã cho ra mắt một nền tảng tương tác xã hội trên ứng dụng WeChat vào hôm thứ Ba vừa rồi.
Trong số các dịch vụ có sẵn trên nền tảng này, chức năng tìm kiếm tên đặc biệt được ưa chuộng, bởi nó giúp người xem có thể biết được rằng có bao nhiêu người tại Quảng Đông đang bị trùng tên.
Để nghĩ được một cái tên “độc nhất” và “không đụng hàng” tại một đất nước với hơn 1,3 tỷ dân quả là một nhiệm vụ hết sức nan giải.
Không giống với các quốc gia khác, người Trung Quốc không có truyền thống sử dụng lại tên đã được đặt cho các thành0 viên thuộc thế hệ trước trong gia đình. Vì vậy, để nghĩ được một cái tên “độc nhất” và “không đụng hàng” tại một đất nước với hơn 1,3 tỷ dân quả là một nhiệm vụ hết sức nan giải.
Chỉ tính riêng trong năm 2014, có khoảng 290.000 đứa trẻ được sinh ra – gần bằng dân số của Iceland – được khai sinh cùng một cái tên là 张伟 (Zhang Wei). Đây cũng là tên gọi được sử dụng phổ biến nhất năm ấy.
Những cái tên được dùng phổ biến thường đại diện cho những nét tinh hoa văn hóa tại thời điểm mà nó tồn tại. Ngày nay, bên cạnh các cách đặt tên truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác, các cặp vợ chồng trẻ còn đa dạng hóa các nguồn thông tin tiếp nhận hơn, từ văn học lịch sử cho tới văn hóa đương đại.
1. Đặt tên theo dòng họ hoặc gia phả
Đối với một quốc gia có nền văn minh lúa nước như Trung Quốc, mỗi bộ tộc lại có chung 1 tên họ giống nhau – được truyền từ đời này qua đời khác – đồng thời có thể đặt tên sẵn trước cho thế hệ sau.
Mỗi bộ tộc lại có chung 1 tên họ giống nhau – được truyền từ đời này qua đời khác – đồng thời có thể đặt tên sẵn trước cho thế hệ sau.
Một bô lão cao tuổi được nhiều người trong gia đình kính trọng sẽ viết một vần thơ thể hiện mong muốn về tương lai của bộ tộc, và mỗi thế hệ con cháu kế tiếp sẽ lấy từng chữ cái trong vần thơ ấy để đặt tên cho mình.
Chẳng hạn, những ai được sinh ra trong gia đình họ Li nhưng thuộc về thế hệ có phần âm tiết “Zhi” trong tên gọi, thì thường họ tên đầy đủ của họ sẽ bao gồm cả 2 ký tự. Ví dụ chẳng hạn như Li Zhiqiang và Li Zhiming.
2. Biểu tượng cho sự kiện lịch sử
Nhiều người Trung Quốc đặt tên con dựa trên các sự kiện lịch sử. Những bé trai được sinh ngay sau ngày thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949 đều được đặt tên là 建国 (Jianguo), có nghĩa là sự thành lập của một quốc gia độc lập. Còn với những đứa trẻ được sinh vào ngày Quốc Khánh của đất nước (1/10 hàng năm), chúng sẽ được đặt tên là 国庆 (Guoqing), mang nghĩa lễ ăn mừng trong tiếng Trung.
Những bé trai được sinh ngay sau ngày thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949 đều được đặt tên là 建国 (Jianguo), có nghĩa là sự thành lập của một quốc gia độc lập.
Một ví dụ điển hình là trường hợp của nam ca sĩ nhóm trưởng của ban nhạc TFBoys, có tên là 易烊千玺 (Yi Yangqianxi). Sinh vào năm 2000, tên của anh chàng này có 3 ký tự, khác biệt hoàn toàn so với cách đặt tên truyền thống của người Trung Quốc (thường chỉ có 1 hoặc 2 ký tự mà thôi). Và trong số đó, có 1 ký tự mang hàm nghĩa: “thiên niên kỷ”.
3. Đức tin và tín ngưỡng
Nhiều bậc phụ huynh hay tìm đến các thầy bói tiên tri để nghĩ cách đặt tên cho con cái mình. Theo Đạo giáo, tùy thuộc vào thời điểm mà đứa trẻ ra đời, cơ thể của chúng sẽ bị khuyết đi 1 trong 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên – kim, mộc, thủy, hỏa, thổ – và điều này sẽ gây hại đến sức khỏe sau này.
Theo Đạo giáo, tùy thuộc vào thời điểm mà đứa trẻ ra đời, cơ thể của chúng sẽ bị khuyết đi 1 trong 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên – kim, mộc, thủy, hỏa, thổ – và điều này sẽ gây hại đến sức khỏe sau này.
Bằng việc thông qua các thầy bói, các bậc làm cha làm mẹ có thể tìm được 1 cái tên nhằm khắc phục khuyết điểm trên, đơn giản nhất là lấy 1 tên gọi gắn liền với một trong các yếu tố tự nhiên ấy. Thậm chí có người còn nhờ tư vấn xem tên gọi nên có bao nhiêu dấu thanh sắc là đủ.
4. Văn học cổ điển và văn hóa nhạc pop đương đại
“Nếu bạn sinh con trai, hãy đặt tên là ‘Chuci’. Còn nếu bạn sinh con gái, ‘Shijing’ chính là cái tên hoàn hảo nhất”. Đây là một câu nói nổi tiếng trong thế hệ trẻ thời nay ở Trung Quốc, nó là một phần của xu hướng tìm tòi lại các tác phẩm kinh điển của nền văn học nước nhà.
“Chuci” là một tuyển tập các bài thơ văn yêu nước của học giả Trung Quốc từ thời Chiến Quốc cách đây đã hơn 2.200 năm, được ngợi ca là một trong những nguồn tư liệu quý giá về tên gọi của các đại trượng phu nghĩa khí và can trường.
“Nếu bạn sinh con trai, hãy đặt tên là ‘Chuci’. Còn nếu bạn sinh con gái, ‘Shijing’ chính là cái tên hoàn hảo nhất”
Còn “Shijing” thậm chí còn có niên đại lâu đời hơn. Nó bao gồm các bài thơ văn lãng mạn từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 7 trước Công Nguyên, là nơi mà người ta tìm đến để chọn lọc ra những cái tên văn hoa và mĩ miều nhất cho trẻ em gái.
Một xu hướng khác đang nổi lên là đặt theo tên các nhân vật nổi tiếng trên các chương trình truyền hình giải trí. Sau khi bộ phim về chủ đề xuyên không mang tên “Bộ bộ Kinh tâm” trở thành hiện tượng vào năm 2011, rất nhiều người đã lấy tên nữ anh hùng chính của phim, Ruoxi, để đặt cho con gái của mình.
5. Vai trò của từng giới
Cách đặt tên hé lộ mong ước của bậc phụ huynh về tương lai con cái sẽ trưởng thành ra sao – và phần nhiều trong số đó có liên hệ trực tiếp tới giới tính của đứa trẻ. Giống với cách mà nhiều người bị ám ảnh với việc đặt tên con trai theo các khúc tráng ca ra trận, hoặc đặt tên con gái theo những vần thơ lãng mạn.
Cách đặt tên hé lộ mong ước của bậc phụ huynh về tương lai con cái sẽ trưởng thành ra sao – và phần nhiều trong số đó có liên hệ trực tiếp tới giới tính của đứa trẻ.
Nhiều bé trai được gán cho mình những ký tự như 松 (song), nôm na có nghĩa là cây tùng – biểu thị sự can đảm và tính kiên trì nhẫn nại, trong khi bé gái sẽ là ký tự 凤 (feng), có nghĩa là chim phượng hoàng, đại diện cho hình ảnh của hoàng hậu. Một vài gia đình muốn sinh con trai thi thoảng sẽ chọn cách đặt tên con gái lớn là 招娣 (Zhaodi), hàm nghĩa là “mong chờ một đứa em trai”.
6. Chọn lọc ngẫu nhiên nhờ vào… công nghệ
Đôi khi đến cả việc đặt tên cho con cái cũng cần phải có công nghệ kĩ thuật can thiệp vào. Thay vì phải vò đầu bứt tai nghĩ xem nên lựa chọn tên gọi gì cho con mình, các bậc phụ huynh giờ chỉ cần lên Internet là có vô số từ khóa phù hợp.
Tại một vài trang web, người dùng chỉ cần điền phần tên họ của mình vào, kèm theo ngày sinh dự kiến, cùng với một vài yêu cầu nho nhỏ khác là có thể có được một vài gợi ý đúng như ý muốn chỉ sau vài phút truy cập.
Thay vì phải vò đầu bứt tai nghĩ xem nên lựa chọn tên gọi gì cho con mình, các bậc phụ huynh giờ chỉ cần lên Internet là có vô số từ khóa phù hợp.
Thậm chí có hẳn những phần mềm máy tính giúp đoán số tử vi cho đứa bé chỉ thông qua tên gọi mà thôi – đó có thể coi là một phiên bản hiện đại hơn và nặng về thuật toán hơn so với thầy bói toán truyền thống.
Xu hướng đặt tên con ở Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây, chẳng hạn có một vài bé gái được bố mẹ đặt tên là 安琪 (Anqi), phiên âm tiếng Hoa của từ “angel” (thiên thần) trong tiếng Anh.
Tuy vậy, sự sáng tạo đôi khi cũng phải có giới hạn của nó. Để được cấp thẻ công dân, bạn phải được khai sinh dưới tên gọi dạng Hán tự, kể cả những đứa trẻ có ngôn ngữ chính không phải là tiếng Trung thì họ tên của chúng vẫn bị yêu cầu phải chuyển ngữ theo đúng quy định.
Năm 2012, một sinh viên đến từ tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc bị yêu cầu phải đổi tên do cảnh sát không chấp nhận giấy tờ khai sinh của cô. Do quá hâm mộ A Quy (阿Q), nhân vật chính trong bộ truyện cùng tên của nhà văn Lỗ Tấn, bố của cô gái trẻ đã đặt tên con vọn vẹn duy nhất 1 chữ: “A”.
Nguồn: Sixth Tone