Thành phố sân bay – cực tăng trưởng mới của nền kinh tế

Tại nhiều quốc gia, sân bay trở thành lõi trung tâm vùng đô thị với các khu vực phụ cận phát triển đa dạng trung tâm công nghiệp, dịch vụ thương mại, logistics, khu dân cư…

Theo nhà nghiên cứu thương mại hàng không – tiến sĩ John Kasarda, thành phố sân bay là vùng đô thị được quy hoạch đồng bộ về cơ sở hạ tầng, tiện ích, có nền kinh tế lấy sân bay làm cốt lõi cho việc đầu tư và phát triển.

Nhờ việc xây dựng và quy hoạch thành công các thành phố này, nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore… đã tạo ra các cực tăng trưởng đô thị mới về tài chính, du lịch, xuất nhập khẩu, logistics, giáo dục, y tế, mang lại lợi thế cạnh tranh lớn trong thời đại kết nối toàn cầu.

Việc phát triển thành phố sân bay sẽ hình thành nên các đô thị sôi động tập trung tại vùng phụ cận xung quanh sân bay, thu hút cư dân đến sinh sống và làm việc. Ảnh phối cảnh: Đất Xanh

Việc phát triển thành phố sân bay sẽ hình thành nên các đô thị sôi động tập trung tại vùng phụ cận xung quanh sân bay, thu hút cư dân đến sinh sống và làm việc. Ảnh phối cảnh: Đất Xanh

Từ các mẫu hình đô thị sân bay trên thế giới

Điển hình như thành phố sân bay Las Colinas (Texas, Mỹ) cách sân bay quốc tế Dallas-Fort Worth 10 phút lái xe, với hơn 40 khu dân cư, 45.000 cư dân sinh sống. Đây là nơi đặt trụ sở của 12 công ty nằm trong danh sách Fortune 1000 (bảng xếp hạng 1.000 công ty lớn nhất của Mỹ theo doanh thu) với các tập đoàn mang tính biểu tượng của Mỹ như ExxonMobil, McKesson, Kimberly-Clark, Celanese…

Hay khu trung tâm thương mại tài chính Zuidas (Amsterdam, Hà Lan) là một trong những đại diện thành công của khu đô thị sân bay. Zuidas cách sân bay Amsterdam Schiphol khoảng 6 phút đi tàu và cách các quận trung tâm của Amsterdam 15 phút di chuyển. Hơn 700 công ty và các công ty đa quốc gia lớn như Akzo Nobel hay ngân hàng ABN-Amro, ING đều có trụ sở chính tại Zuidas.

Khu trung tâm thương mại tài chính Zuidas (Amsterdam, Hà Lan). Ảnh: Amsterdamsights

Khu trung tâm thương mại tài chính Zuidas (Amsterdam, Hà Lan). Ảnh: Amsterdamsights

Tương tự, Hàn Quốc đã xây dựng vùng đô thị sân bay có thành phố sân bay Incheon là cốt lõi, xoay quanh đó là các đô thị sân bay mới như Cheongna – trung tâm tài chính, giải trí; Yeong Jong – thành phố kinh doanh tốt nhất thế giới và Song Do – “thành phố thông minh” đầu tiên trên thế giới. Theo giáo sư Ha Hun Koo, nguyên Trưởng khoa logistics, Trường Logistics châu Á – Thái Bình Dương, đại học Inha, các khu đô thị sân bay này đã giúp Hàn Quốc thu hút hơn 2,3 tỷ USD cho các dự án của Air City cũng như thu hút đông đảo du khách đến với Hàn Quốc.

Đến tiềm năng phát triển của thành phố sân bay Long Thành

Dự kiến hơn 3 năm nữa, Cảng hàng không quốc tế Long Thành – dự án sân bay dân dụng lớn nhất Việt Nam sẽ đi vào khai thác giai đoạn 1. Nhiều chuyên gia cho rằng, từ lúc này, song song với việc thi công xây dựng sân bay, việc tính toán xây dựng một đô thị sân bay là bức thiết để kịp nắm bắt xu thế, khai thác các lợi thế phát triển mà “siêu” dự án này đem lại. Từ mô hình thực tiễn của các thành phố sân bay trên thế giới, Long Thành, Đồng Nai đang sở hữu những ưu thế để phát triển thành một thành phố sân bay điển hình của Việt Nam.

Ưu điểm lớn nhất là vị trí thuận lợi, Long Thành cách TP HCM – trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất cả nước – khoảng 30 – 40 phút di chuyển. Long Thành còn là đầu mối kết nối giao thông về đường bộ, đường sắt và hệ thống cảng biển nước sâu Cái Mép – Thị Vải. Trong bán kính 30km từ trung tâm sân bay, có hàng chục khu công nghiệp của Đồng Nai và các tỉnh thành trong khu vực đã và sẽ đi vào hoạt động. Đây là những tiền đề để Long Thành phát triển các đô thị sân bay với những hệ thống trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, trung tâm thể thao, du lịch giải trí.

Dự kiến, năm 2025, Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ đi vào khai thác giai đoạn 1 với công suất dự kiến 25 triệu lượt hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa. Theo ước tính của đơn vị tư vấn, công trình này sẽ đóng góp trực tiếp gần 1% vào GDP chung của cả nước, tạo ra 200.000 việc làm mới kéo theo nhu cầu cư trú và phát triển nhà ở.

Phối cảnh khu đô thị sân bay Gem Sky World tại Long Thành. Ảnh: Đất Xanh

Phối cảnh khu đô thị sân bay Gem Sky World tại Long Thành. Ảnh: Đất Xanh

Tất cả những điều này hứa hẹn tạo nền tảng thu hút nhiều doanh nghiệp uy tín đầu tư và phát triển dự án bất động sản. Trong vòng bán kính 15 phút di chuyển từ sân bay, nhiều dự án khu đô thị lớn đã hình thành và đang ngày càng hoàn thiện, được đảm bảo phát triển đồng bộ theo quy hoạch chung tại địa phương.

Đơn cử khu đô thị thương mại giải trí Gem Sky World, cách sân bay Long Thành khoảng 5km đang được nhiều khách hàng và nhà đầu tư quan tâm. Nhờ quy hoạch bài bản tích hợp với hệ thống tiện ích tiêu chuẩn cao như trường học, bệnh viện chuẩn quốc tế, các phố mua sắm, hệ thống công viên, trung tâm thương mại, Gem Sky World được nhiều khách hàng đánh giá là nơi an cư phù hợp, đặc biệt là đội ngũ lao động chất lượng cao sẽ đến địa phương làm việc và sinh sống trong tương lai.

Hiện, dự án khu đô thị Gem Sky World giao dịch các sản phẩm nhà phố và shophouse thuộc phân khu có vị trí đẹp nhất dự án Diamond Parkview với mức giá tham khảo từ 5 tỷ đồng một căn. Chủ đầu tư dành tặng tour du lịch 5 sao trị giá 100 triệu đồng dành cho hai người khi phát sinh giao dịch từ nay đến hết 31/5 và nhiều chương trình chiết khấu dành riêng cho khách hàng đến tham quan trực tiếp ở các sự kiện tư vấn cuối tuần tại dự án.

Hoàng Minh

Bài viết mới