Theo một nghiên cứu đáng chú ý mới đây cho thấy một số hình thức tập thể dục có thể có hiệu quả hơn nhiều so với những hình thức khác về tăng cường trí não. Các nhà khoa học đã so sánh các tác động thần kinh của các loại tập thể dục khác nhau: chạy, tập luyện cân nặng và tập luyện cường độ cao. Các kết quả đáng ngạc nhiên cho thấy tập luyện gian khổ và khắc nghiệt chưa chắc là lựa chọn tốt nhất cho một bộ não khỏe mạnh lâu dài.
Các nghiên cứu trên động vật và con người đã chỉ ra hoạt động thể chất nói chung làm tăng thể tích não và làm giảm số lượng và kích thước của các lỗ hổng liên quan đến tuổi tác trong chất trắng và xám của não.
Tập thể dục làm tăng sự phát triển của thần kinh trưởng thành và tạo ra các tế bào mới trong một bộ não đã hoàn thiện. Trong các nghiên cứu ở động vật, tập thể dục dưới dạng bánh xe chạy hoặc máy chạy bộ đã làm xuất hiện gấp đôi, thậm chí gấp ba số lượng tế bào thần kinh mới trong vùng hồi hải mã của động vật – một khu vực chính của bộ não để lưu giữ thông tin, hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn và khả năng định hướng trong không gian. Các nhà khoa học tin rằng tập thể dục có tác động tương tự đến vùng hồi hải mã của con người.
Những nghiên cứu trước đây về tập thể dục và hình thành mô thần kinh thường tập trung vào việc chạy bền. Nhưng liệu những hình thức tập thể dục khác có làm tăng nhanh sự phát triển thần kinh không thì vẫn còn là một ẩn số và là một vấn đề ngày càng được quan tâm, đặc biệt là khi hoạt động thể chất như tập luyện thể lực và cường độ cao ngày càng trở nên phổ biến.
Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Sinh lý học, các nhà nghiên cứu tại Đại học Jyvaskyla ở Phần Lan và các cơ sở khác thu thập được một nhóm lớn chuột đực đã trưởng thành. Các chú chuột đã được tiêm một chất để đánh dấu các tế bào não mới và sau đó được chia thành các nhóm để thực hiện một loạt các bài tập khác nhau.
Một số động vật đã được cho chạy tự do theo ý muốn với bánh xe trong lồng của chúng. Hầu hết chạy bộ ở mức độ vừa phải mỗi ngày là khoảng vài dặm. Những con chuột khác bắt đầu huấn luyện sức đề kháng, chúng sẽ phải leo lên một bức tường với vật nặng nhỏ gắn liền với đuôi.
Một nhóm khác đã được huấn luyện với cường độ cao. Đối với chế độ này, các con vật được đặt trên máy chạy bộ nhỏ và cần phải chạy nhanh và tích cực, hăng hái trong ba phút, tiếp theo là hai phút chậm chạp, với toàn bộ quá trình là 3 lần chạy như thế, tổng cộng là 15 phút chạy.
Các thói quen này tiếp tục trong bảy tuần, sau đó các nhà nghiên cứu kiểm tra một cách tỉ mỉ mô não từ vùng hồi hải mã của mỗi con vật. Họ đã phát hiện thấy rất nhiều mức độ thần kinh khác nhau, tùy thuộc vào mỗi cách con vật đó đã tập luyện.
Những con chuột đã chạy bộ trên bánh xe cho thấy mức độ thần kinh cao. Mô hạch của chúng phát triển với các tế bào thần kinh mới, nhiều hơn so với trong bộ não của động vật ngồi yên. Khoảng cách mà con vật chạy bộ đã trải qua trong quá trình thí nghiệm càng lớn, càng có nhiều tế bào mới trong não được tạo thành. Có ít tế bào thần kinh mới trong não của các con vật thực hiện chế độ tập luyện với cường độ cao, nhiều hơn một chút so với ở động vật ngồi một chỗ nhưng ít hơn so với nhóm chạy bền.
Và những con chuột tập luyện thể lực, mặc dù chúng đã to khỏe hơn nhiều vào cuối quá trình thí nghiệm so với giai đoạn đầu nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy sự gia tăng thần kinh. Mô ở vùng hồi hải mã của chúng giống như của động vật không tập luyện chút gì.
Rõ ràng, chuột không phải là con người. Nhưng ý nghĩa của những phát hiện này mang nhiều tính khơi gợi. Miriam Nokia, một nhà nghiên cứu tại Đại học Jyvaskyla, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: “Tập thể dục aerobic bền lâu có thể có lợi nhất cho sức khoẻ của não người”.
Tiến sĩ Nokia và các cộng sự của cô suy đoán rằng chạy dài sẽ kích thích giải phóng một chất đặc biệt, gọi là yếu tố ảnh hưởng tế bào thần kinh bắt nguồn từ não (brain-derived neurotropic factor – BDNF), để điều chỉnh hình thành mô thần kinh. Động vật chạy càng xa thì BDNF càng được sản xuất.
Tiến sĩ cho biết, mặc dù tập luyện thể lực rất có lợi cho cơ bắp, nhưng từ trước tới nay nó vẫn chỉ được biết đến là có ít ảnh hưởng đến mức BDNF của cơ thể, điều này có thể giải thích tại sao nó không góp phần làm tăng sự phát triển mô thần kinh trong nghiên cứu này.
Đối với tập luyện ở cường độ cao, nó có thể làm kiệt quệ sinh lý cũng như gây căng thẳng hơn nhiều so với chạy vừa phải. Và tất nhiên, căng thẳng có xu hướng làm giảm quá trình hình thành mô thần kinh ở vùng hồi hải mã ở người trưởng thành.
Tuy nhiên, những kết quả này không có nghĩa là chỉ chạy và tập luyện những bài sức bền vừa phải sẽ làm tăng cường trí não. Những hoạt động này thúc đẩy sự phát triển thần kinh nhất trong vùng hồi hải mã nhưng tập luyện thể lực và tập luyện với cường độ cao có thể dẫn đến những thay đổi tích cực ở những nơi khác trong não. Ví dụ, chúng có thể thúc đẩy tạo ra các mạch máu bổ sung, tạo các kết nối mới giữa các tế hoặc giữa các bộ phận khác nhau của não.
Chính thì thế, nếu bạn đang luyện tập thể lực hoặc tập thể dục trong những khoảng thời gian khắc nghiệt, hãy cứ tiếp tục. Bên cạnh đó, hãy tạo cho mình thói quen chạy bộ thường xuyên hay đạp xe để có kết quả tích cực cho một bộ não khỏe mạnh và minh mẫn.