Tại sao người Nhật hoảng sợ vắc-xin HPV, tỷ lệ tiêm phòng giảm từ 70% xuống gần 0%?

Riko Muranaka, một bác sĩ tại Đại học Kyoto, mới đây đã xuất sắc giành giải thưởng John Maddox cho nỗ lực đứng lên vì khoa học. Giải thưởng uy tín này được trao mỗi năm một lần, bởi Tạp chí Nature, Quỹ Kohn và Tổ chức Sense about Science.

Trong những năm gần đây, Riko Muranaka đã luôn nỗ lực phản biện các công trình ngụy khoa học, đặc biệt là từ phong trào chống vắc-xin tại Nhật Bản. Giải John Maddox năm 2017 vinh danh cô, vì đã vạch trần một nghiên cứu gian lận là tâm điểm mối lo ngại về vắc-xin HPV ở Nhật.

Câu chuyện của Muranaka giải thích làm thế nào nỗi hoảng sợ vắc-xin HPV đã lan rộng khắp đất nước mặt trời mọc. Nó khiến tỷ lệ tiêm chủng HPV ở Nhật giảm từ 70%, xuống chưa đầy 1% chỉ sau 4 năm.

Bên cạnh đó, Muranaka cũng cho thấy nỗ lực đẩy lùi phong trào chống vắc-xin khó khăn tới nhường nào. Kể cả với thiện chí tốt đẹp nhất, một nhà khoa học dám đứng lên sẽ bị làm khó và gia đình họ cũng bị đe dọa.

Riko Muranaka, người mới giành giải thưởng John Maddox 2017

Riko Muranaka, người mới giành giải thưởng John Maddox 2017

Khi chẳng ai quan tâm khoa học nói gì

Tại Nhật, tỷ lệ tiêm phòng HPV đã giảm mạnh từ 70% trong năm 2013, xuống dưới 1% vào năm 2017. Điều này xảy ra sau khi truyền thông nước này làm bùng nổ một mối lo ngại liên quan đến sự an toàn của vắc-xin HPV.

Bắt nguồn từ một nghiên cứu trên chuột (thậm chí nó còn bị cáo buộc là nghiên cứu gian lận), người dân Nhật tin rằng vắc-xin HPV có khả năng gây ra tổn thương não. Một vài video không được xác minh về những cô gái ngồi xe lăn và động kinh sau khi chủng ngừa HPV đã đổ thêm dầu vào lửa.

Bên cạnh đó, các nhóm chống vắc-xin (anti-vaccine) cũng cáo buộc tiêm phòng HPV gây đau mạn tính, rối loạn tim và thần kinh. Động thái từ phía chính phủ Nhật, mặc dù không tìm được bằng chứng nào chứng minh cho các cáo buộc của những nhóm anti vắc-xin, họ quyết định dừng khuyến cáo người dân nên tiêm phòng HPV.

Nhìn một cách tổng thể và rõ ràng, vắc-xin HPV đã được công nhận bởi các tổ chức y tế và khoa học trên toàn thế giới. Nó là một công cụ an toàn và hiệu quả để phòng ngừa ung thư. Tại Mỹ, nhà chức trách khuyến cáo cả nam và nữ trong độ tuổi từ 9-26 nên tiêm phòng HPV.

Không có nghiên cứu khoa học xác đáng nào cho thấy vắc-xin HPV gây ra điều gì đáng lo ngại với sức khỏe. Một nghiên cứu đánh giá tổng quan lớn nhất về vấn đề này đã thu thập số liệu tiêm chủng HPV từ năm 2006 đến năm 2015. Kết quả đăng trên tạp chí Pediatric Infectious Disease Journal cho thấy không có mối liên quan nào giữa vắc-xin và một loạt các tác hại mà nó bị cáo buộc, bao gồm phản ứng tự miễn dịch, tác dụng phụ tới tim mạch và hệ thần kinh.

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí BJM, theo dõi hơn 1 triệu phụ nữ Đan Mạch và Thụy Điển chủng ngừa HPV, cũng cho kết quả tương tự. Cơ quan Dược phẩm Châu Âu gần đây đã xem xét các bằng chứng khoa học và không tìm thấy mối liên hệ nào giữa vắc-xin HPV với đau mạn tính và các triệu chứng khác mà người ta quy chụp cho nó.

Đã có những nghiên cứu kiểm tra độ an toàn của vắc-xin HPV trên hàng triệu người, và so sánh những rủi ro với một loạt các hậu quả sức khỏe ở các đối tượng được chủng ngừa và không được chủng ngừa”, Ủy ban tư vấn toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới về An toàn vắc-xin tuyên bố.

Mặc dù có nhiều dữ liệu chứng minh độ an toàn của loại vắc-xin này, mọi người vẫn tiếp tục hướng sự chú ý vào những báo cáo giả khoa học và các cáo buộc không rõ ràng“.

Tại Nhật, tỷ lệ tiêm phòng HPV đã giảm mạnh từ 70% trong năm 2013, xuống dưới 1% vào năm 2017

Tại Nhật, tỷ lệ tiêm phòng HPV đã giảm mạnh từ 70% trong năm 2013, xuống dưới 1% vào năm 2017

Muranaka và cuộc chiến với giả khoa học

Tại Nhật Bản, truyền thông đã góp phần lan truyền các nghiên cứu ngụy khoa học về vắc-xin HPV, cùng với đó là những đoạn video không xác minh nhưng có sức tác động mạnh mẽ đến công chúng. Cuối cùng, sự kết hợp của nghiên cứu bịa đặt và mối lo ngại dường như đã giành chiến thắng trước khoa học thực sự.

Và đó là khi Muranaka tìm được vai trò của mình. Năm 2015, cô bắt đầu viết nhiều bài về vắc-xin HPV trên báo chí Nhật Bản. Hi vọng của Muranaka là thu hút sự chú ý của công chúng, trở lại nhiều nghiên cứu khoa học ủng hộ vắc-xin.

Năm 2016, Muranaka điều tra lại nghiên cứu vắc-xin HPV trên chuột, được cho là điểm khởi nguồn của nỗi lo sợ. Tác giả nghiên cứu này là một bác sĩ địa phương có tên là Shuichi Ikeda. Ông tuyên bố rằng vắc-xin HPV có hại trên cơ sở một nghiên cứu về não chuột, có ý chỉ ra những con chuột tiêm vắc-xin HPV đã bị tổn thương não.

Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và công bố kết quả ban đầu, Ikeda còn trình chiếu một slide trong công trình của mình trên TV, trong khi, những kết quả này còn chưa được xác nhận bởi các nhà khoa học khác, và dĩ nhiên chưa mở rộng sang nghiên cứu trên người.

Trong quá trình Muranka truy vấn tới nguồn gốc cuối cùng của slide, các nhà nghiên cứu liên quan nói với cô rằng thử nghiệm này chỉ liên quan đến một con chuột được tiêm vắc-xin, và con chuột Ikeda chỉ ra có tổn thương não thậm chí đã không được tiêm vắc-xin HPV.

Muranaka phát hiện, thực ra Ikeda đã tiêm vắc-xin cho những con chuột biến đổi gen. Những con chuột này đã tự tạo ra kháng thể tự động trong quá trình lão hóa. Hình ảnh quét não bộ tổn thương mà Ikeda khẳng định do tiêm vắc-xin HPV, thực ra, là của những con chuột bình thường, đã không được tiêm vắc-xin HPV mà chỉ tiêm huyết thanh chứa kháng thể được lấy từ những con chuột biến đổi gen.

Đó là một sự gian lận khoa học. Và vạch trần gian lận khoa học là không dễ dàng, đó là lí do vì sao Muranaka đã giành được giải John Maddox 2017. Ikeda, trong vai trò nhà khoa học đang tuyên bố Muranaka phỉ báng mình.

Không phải không có sự ủng hộ của những người khác nữa, Muranaka đã bị tước quyền viết bài trên các trang báo và mất một hợp đồng xuất bản sách. Cô nói với BBC rằng cá nhân mình và gia đình cũng bị đe dọa.

Mặc dù vậy, Muranaka nói rằng cuộc chiến với ngụy khoa học của cô là có kết quả. Khi nhận giải thưởng Maddox, cô nói: “Tôi đơn giản là không thể bỏ qua các tuyên bố nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe cộng đồng. Tôi muốn mọi người nghe sự thật, đó là lý do tôi tiếp tục viết và lên tiếng“.

Riko Muranaka, bác sĩ dám đứng lên chống lại phong trào phản đối vắc-xin HPV tại Nhật Bản

Riko Muranaka, bác sĩ dám đứng lên chống lại phong trào phản đối vắc-xin HPV tại Nhật Bản

Thật không may, cuộc điều tra của Muranaka đã không khiến tình hình tiêm chủng HPV của Nhật Bản chuyển biến. Tỷ lệ tiêm vắc-xin HPV vẫn ở mức dưới 1%. Vì những chiến dịch tuyên truyền chống vắc-xin, hàng triệu người trẻ Nhật Bản sẽ không nhận được những mũi vắc-xin HPV có thể ngăn ngừa ung thư, Muranaka nói trong một cuộc phỏng vấn với Science.

“Mỗi năm tại Nhật Bản, có 27.000 đến 28.000 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung, và khoảng 3.000 người sẽ chết“, cô nói.

Vắc-xin HPV có thể ngăn ngừa căn bệnh này. Tuy nhiên, vì các video của các chiến dịch chống vắc-xin và quyết định tạm ngừng khuyến cáo tiêm chủng của chính phủ, nhiều bậc cha mẹ và trẻ em không biết vắc-xin này là an toàn. Tác động lâu dài sẽ là sự đau khổ và những cái chết mà lẽ ra chúng ta có thể ngăn ngừa được“.

Tham khảo Vox

BV Nhi ngày nào cũng phải khám dậy thì sớm, có trẻ mới 2 tuổi: Tiêm hormone có hại không?

Bài viết mới