Ngày nay, mua một chiếc túi xách sang trọng, một đôi giày đắt tiền dường như không còn xa lạ. Sự hấp dẫn về vẻ đẹp bên ngoài của các mặt hàng xa xỉ là không thể chối cãi. Một đôi giày cao cấp có lớp da mềm hơn, thoải mái hơn và tất nhiên, chúng có một mức giá đắt đỏ. Trừ khi bạn có một nguồn thu nhập cao, thói quen sử dụng hàng tiêu dùng xa xỉ sẽ “tiêu tốn” khá nhiều tiền bạc.
Theo thống kê, nhiều người Mỹ mắc những khoản nợ tiêu dùng khổng lồ và rõ ràng không phải lúc nào họ cũng hành động vì lợi ích tài chính tốt nhất. Hàng hóa cao cấp là một ví dụ điển hình về việc chúng ta có thể chi tiêu rất “vô lý”. Bạn có thể mua một chiếc túi xách với giá 50 USD, đẹp, bền và đáp ứng đủ nhu cầu nhưng vẫn sẵn sàng chi ra hàng ngàn đô la để sở hữu một chiếc túi có thương hiệu.
Thực tế, rất người tiêu dùng có “lòng trung thành” với thương hiệu và háo hức chờ đón các phiên bản mới của các thương hiệu nổi tiếng như Apple, Hermes, Louis Vuitton… Chính điều đó khiến doanh số của các thương hiệu đồ xa xỉ này liên tục phá kỷ lục năm này qua năm khác.
Sự tự tin và hàng cao cấp
Theo một nghiên cứu của Tạp chí Tâm lý Xã hội thử nghiệm, sự tự tin là một yếu tố quan trọng trong việc khách hàng quyết định sở hữu một món đồ xa xỉ hay không (ngay cả khi họ không đủ khả năng tài chính). Đối với người tiêu dùng trong nhóm thu nhập thấp, thường xuyên có các khoản nợ tiêu dùng cá nhân, việc sở hữu một món đồ xa xỉ có thể giúp họ nâng cao lòng tự tròng và có cảm giác sở hữu…
Ở Trung Quốc, đàn ông sử dụng hàng xa xỉ để thể hiện sự thành công, phô trương sự giàu có. Phụ nữ Trung Quốc, cũng như phụ nữ Mỹ, có khuynh hướng mua hàng xa xỉ để trở nên lạc quan hơn.
Hàng hiệu “chất” khẳng định đẳng cấp
Nói về đồ hiệu Louboutins, bạn có nghĩ rằng những người lý trí sẵn sàng mua một đôi giày giá 50 USD hay chi hàng trăm, nghìn USD cho một đôi giày cao cấp? Không chỉ là giá tiền, sở hữu một món đồ xa xỉ là niềm vui và hạnh phúc. Tại sao rất nhiều người bỏ qua những chiếc Rolex giả giá rẻ mà đẹp để chi rất nhiều tiền cho một chiếc đồng hồ chính hãng, mặc dù khá khó để phân biệt thật giả. Chỉ người chủ nhân thực sự mới biết được giá trị của một sản phẩm xa xỉ đúng “chất”.
Các nhà nghiên cứu ở đại học Yale, Mỹ đã xác định rằng, cuộc tìm kiếm sự khẳng định này phát triển từ thời thơ ấu của mỗi người. Các nhà nghiên cứu cố thuyết phục trẻ em rằng, một nhà máy đã sản xuất hàng loạt sản phẩm yêu thích của chúng nhưng hầu hết đều từ chối nhận những bản sao giống hệt nhau. Điều đó là cảm giác được khẳng định, tự hào đến từ việc sở hữu một món hàng sang trọng, chính hãng. Đó cũng là lí do, người ta luôn tìm kiếm những món hàng thật, “authentic”.
Người ta mua hàng xa xỉ vì nhiều lý do. Tất cả đều liên quan đến những cảm xúc mạnh mẽ mà chúng ta gắn bó với hàng hóa, vật liệu đắt tiền. Cho dù có thoải mái về tài chính hay không, chúng ta mua, sở hữu một mặt hàng xa xỉ để nhận được sự ngưỡng mộ từ người khác, tự thưởng cho bản thân và coi đó là một thành tựu.