Tác dụng “kỳ diệu” khi nhai vài tép tỏi sống khi bị cúm: Bạn nên biết để làm ngay!

Chữa dứt bệnh thường gặp mùa đông nhờ chế độ ăn nhiều tỏi

Chị Nguyễn Thị Thảo trú tại Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội tâm sự, mùa đông luôn là nỗi ám ảnh với gia đình chị vì trong nhà lúc nào cũng có người ốm: con ốm, vợ chồng ho hắng, sụt sùi, thậm chí ngay cả giúp việc có khi cũng ốm.

Bé thứ hai nhà chị từ lúc 7 tháng tuổi đã liên tục ho hắng, chảy nước mũi biến chứng thành viêm họng, viêm tai giữa. Vợ chồng chị phải đưa bé đi khám liên tục, ra vào bệnh viện như cơm bữa. Tình trạng bệnh của bé trở nặng nên buộc phải dùng kháng sinh.

3 năm trước, chị được người quen mách phương pháp ngâm rượu tỏi và thêm tỏi làm gia vị trong các món ăn để phòng bệnh. Kể từ đó, món xào, luộc thậm chí rán đậu chị cũng thả vài tép tỏi vào. Đối với cháu nhỏ, chị nướng tỏi và cho bé nhai trực tiếp.

Nhờ áp dụng phương pháp này mà 3 mùa đông gần đây, cả cháu lớn và cháu bé nhà chị Thảo đều không còn ho hắng. Cứ đầu mùa đông, chị đặt mua 4,5 kg tỏi và nó trở thành thứ gia vị không thể thiếu trong bếp để phòng bệnh cúm, cảm lạnh .

Không chỉ riêng chị Thảo mà gia đình anh Bùi Văn Hưởng trú tại Hà Đông, Hà Nội cũng thường xuyên dùng rượu tỏi, nhất là vào lúc sáng ngủ dậy. Bên cạnh đó, anh cũng cho các con ăn nhiều tỏi hơn trong các món ăn hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch, phòng các bệnh thường gặp vào mùa đông.

Trong đông y, tỏi có nhiều tác dụng chữa bệnh

Trong đông y, tỏi có nhiều tác dụng chữa bệnh

Chuyên gia Đông Y hướng dẫn cách sử dụng tỏi đạt hiệu quả tốt nhất

TS Phạm Việt Hoàng – Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội cho biết, trong tỏi có một ít iot và tinh dầu, thành phần chủ yếu của tỏi là chất kháng sinh Alixin là hợp chất sunfua có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh, nhất là đối với vi trùng Staphylococcuss, thương hàn , phó thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn bệnh bạch hầu.

TS Phạm Việt Hoàng cũng cho biết, tỏi có thể phát huy tác dụng rất tốt khi dùng trong các trường hợp sau:

Chữa lỵ amip hay trực trùng: Lấy tỏi giã nát ngâm với nước sôi để nguội với tỷ lệ 5% hoặc 10%. Ngâm 1-2h lọc qua gạc ngày pha 1 lần thụt giữ.

Một hai ngày đầu thụt dung dịch 5% sau đó dung dịch 10%, mỗi ngày thụt một lần có thể đồng thời uống 6g tỏi chia làm 3 lần uống trong ngày, thời gian điều trị 5-7 ngày.

Chữa các vết thương có mủ, trị giun kim: Thụt phối hợp với lòng đỏ trứng gà.

Chữa cao huyết áp: Ngày uống 20-50 giọt cồn tỏi 1/5 với cồn 60 độ chia làm 2-3 lần uống, nếu dùng quá liều huyết áp sẽ tăng.

Rắn cắn: Giã nát củ tỏi sát vào nơi rắn cắn.

Lương y Vũ Quốc Trung

Lương y Vũ Quốc Trung

Bên cạnh đó, theo Đông y, tỏi có tính sát khuẩn mạnh, ăn tỏi vào thời điểm bị cúm sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Bạn có thể nhai vài tép tỏi sống hoặc trộn tỏi với nghệ sẽ giúp làm lành cổ họng nhanh hơn.

Lương y Vũ Quốc Trung – Phòng chẩn trị y học cổ truyền đường Láng, Hà Nội hướng dẫn một số cách sử dụng tỏi phòng trị bệnh:

– Tỏi 10 gram, ốc ruộng 20 gram, xa tiền tử 20 gram giã nát, hấp nóng dán đắp lên rốn trị trướng bụng, tác dụng thông khí lợi thuỷ, tiêu trừ trướng bụng.

– Nước tép tỏi 20 gram, nước ép trần bì 20 gram, đường trắng vừa đủ, thêm cháo gạo nếp ăn hàng ngày có thể hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng, dạ dày và thực quản.

– Tỏi da tím 30 gram, giã nát cho vào nước đun 1 giờ, thêm gạp tẻ nấu chín, dùng mỗi ngày 1 thang cho bệnh nhân ung thư phổi và hen phế quản.

– Tỏi nướng chín, thêm sinh khương, đường đỏ vừa đủ giã nát như bùn, chôn xuống đất 7 ngày, dùng mỗi lần 10 – 30 gram.

– Tỏi ngâm giấm ăn hàng ngày.

– Tỏi chưng nấu với dấm uống với nước hẹ dành cho bệnh nhân bị ung thư thực quản .

– Tỏi dã nát ngâm rượu uống vào buổi sáng lúc đói từ 10 – 30ml cho bệnh nhân đang trị ung thư dạ dày rất hiệu quả.

– Hàng ngày, mọi người có thể lấy tỏi ngâm rươụ với lòng đỏ trứng gà 5%, mật ong 10% chế thành dạng thuốc uống phòng trị bệnh ung thư rất tốt cho các gia đình.

6 nhóm người nên hạn chế ăn tỏi: Nên nhớ để tránh gặp nguy hiểm cho sức khỏe

Bài viết mới