Sự khác biệt dinh dưỡng giữa tôm biển và tôm đồng: Loại nào tốt hơn?

Tôm biển và tôm đồng, dinh dưỡng có khác nhau không?

Tôm là một trong những thực phẩm tốt hàng đầu cho sức khỏe bởi những giá trị dinh dưỡng đặc biệt chỉ gói gọn trong một con tôm bé nhỏ. Đây là món ăn được khuyến cáo là nên bổ sung vào thực đơn hàng tuần của gia đình bạn.

Tôm có rất nhiều chủng loại, kích cỡ, môi trường sống khác nhau nên con tôm có “xuất thân” khác nhau sẽ có các thành phần dinh dưỡng khác nhau. Chính vì điều này, rất nhiều người băn khoăn không biết nên chọn mua tôm nước ngọt tốt hơn hay tôm nước mặn tốt hơn. Họ cũng phải suy nghĩ mỗi lần quyết định nên mua tôm biển hay tôm đồng.

Để tháo gỡ thắc mắc này, hãy nghe chuyên gia dinh dưỡng phân tích về sự khác nhau giữa tôm biển và tôm đồng, loại nào có giá trị dinh dưỡng cao hơn.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Tôm biển chủ yếu là giống tôm chân trắng, còn tôm đồng nổi tiếng với giống tôm sú. Thoạt nhìn, hai loại tôm này rất giống nhau, nhưng trên thực tế, hương vị và cấu trúc, chất lượng của chúng rất khác nhau, và giá cả bán trên thị trường cũng khác nhau.

Tôm đồng chủ yếu phổ biến là loại tôm vỏ trắng xanh, đầu tương đối nhỏ, rất giàu chất đạm, có hàm lượng canxi cao, nhưng ngày nay một số vùng nuôi tôm bị ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng nên tôm chất lượng cao tương đối hiếm, chất lượng tôm cũng vì thế mà bị ảnh hưởng.

Tôm biển vì sống trong môi trường nước mặn rộng lớn, mặc dù có ô nhiễm, nhưng bị ảnh hưởng không lớn, có hương vị rất thơm ngon, là sự lựa chọn đầu tiên trên bàn ăn của các gia đình hiện đại.

Để so sánh giá trị dinh dưỡng giữa tôm nước mặn và tôm nước ngọt loại nào cao hơn thật không dễ, vì bản thân tôm là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao so với các loại thực phẩm thông thường khác.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Trong tôm có thành phần dinh dưỡng nào?

1. Axit amin, dinh dưỡng

Tôm có chứa lượng axit amin không nhiều như cá, nhưng giá trị dinh dưỡng lại rất cao. Ngoài ra, trong tôm có chứa glycine, vị ngọt tương đối cao.

2. Chất béo

Tôm ít chất béo, gần như là loài động vật không chứa bất kỳ nguồn năng lượng carbohydrate hay đường có nguồn gốc động vật nào.

3. Natri

Natri có thể điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể, duy trì sự cân bằng môi trường axit trong cơ thể, duy trì huyết áp bình thường, đồng thời làm tăng khả năng vận động linh hoạt của cơ. Do đó, tôm làm món ăn có rất nhiều lợi ích sức khỏe đặc biệt.

4. Canxi

Hầu hết mọi người ăn tôm xuất phát từ cảm giác ngon miệng, hợp khẩu vị. Bên cạnh đó, ăn tôm còn có mục đích chủ yếu là bổ sung canxi.

Lượng canxi trong tôm rất phong phú, và có thể tác động tích cực đến việc phát triển chiều cao, điều chỉnh hoạt động của enzim, tiết hormon, kiểm soát chứng sưng viêm và phù nề, duy trì sự cân bằng axít cơ bản trong cơ thể.

(Ảnh minh họa)

Cho dù đó là tôm nước mặn hay tôm nước ngọt thì giá trị dinh dưỡng và vị ngon của thực phẩm này đã được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là tuyệt vời cho cơ thể. Nếu phải chỉ ra giá trị dinh dưỡng của món tôm nào cao hơn thì thực tế nghiên cứu cho thấy không có nhiều sự khác biệt.

Nếu bạn thích ăn tôm biển hơn thì bạn chọn mua tôm biển, còn sở thích và khẩu vị của bạn là tôm đồng, thì bạn nên mua loại này nhiều hơn, ăn loại nào không quan trọng bằng việc ăn thường xuyên.

Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn là lựa chọn thực phẩm an toàn, tươi mới, chế biến đúng cách. Nên ăn uống cân bằng các chất, như vậy thì mới đảm bảo sức khỏe tốt.

*Theo Health/KKNews

Lo ngại khan hiếm tôm hùm, giá tăng cao

Bài viết mới