Sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu còn nhiều bất cập

Mới đây, Kiểm toán Nhà nước (KTNN)_công bố kết quả kiểm toán giai đoạn 2015 – 2016 về công tác quản lý xăng dầu cũng đã chỉ ra hoàng loạt bất cập, trong đó có liên quan tới vấn đề giá cơ sở mặt hàng xăng RON 95.

Doanh nghiệp xăng dầu lãi to

Theo đó, Kết luận của KTNN khẳng định, mặc dù Liên Bộ Tài chính – Công Thương cơ bản tuân theo quy định của pháp luật, “tuy nhiên còn một số mặt hàng khác chưa được công bố giá cơ sở như: dầu diezen 0,25S; xăng RON 95”. Ngoài ra, Kết luận Kiểm toán cũng chỉ ra, cả Bộ Công Thương và Bộ Tài chính chưa thực hiện hiển thị các thông tin điều chỉnh giá xăng dầu đầy đủ về mặt thời gian hoặc còn chậm trễ dẫn tới mục đích làm minh bạch thông tin và cung cấp thông tin kịp thời bị ảnh hưởng, như việc “thông tin được đăng trên website không hiện ngày, giờ, đăng sau ngày điều hành giá, không tra cứu được thông tin điều hành”.

KTNN cũng chỉ ra nhiều bất cập trong các quy đinh của pháp luật khi áp dụng tỉ lệ thuế nhập khẩu “chỉ mang tính giải quyết tình thế, không giải quyết được tận gốc vấn đề, vì vẫn phát sinh chênh lệch về thuế nhập khẩu giữa xây dựng và thực tế, chưa đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc, cũng như tính minh bạch, rõ ràng trong quy định pháp luật. Để việc xây dựng giá cơ sở được bình đẳng, hợp lý và thuận tiện thì việc quy định tỉ lệ thuế nhập khẩu về 1 mức phù hợp là rất cần thiết để khắc phục tồn tại và góp phần vào việc chống trốn lậu thuế” – báo cáo Kết luận Kiểm toán nêu.

Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã áp thuế “không phù hợp với thực tế phát sinh tại các đầu mối nhập khẩu, dẫn tới giá cơ sở tăng lên, tạo 1 khoản thặng dư lớn cho các đơn vị đầu mối”, sự chênh lệch này đã tạo điều kiện để 10 thương nhân đầu mối được kiểm toán đã hưởng lợi hơn 3.300 tỉ đồng.

Thông tư của Bộ trái với Nghị định của Chính phủ

KTNN nhận định việc “tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt: Theo quy định của Nghị định 83, tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tính bình quân 15 ngày, còn theo Thông tư 39 là tỉ giá theo quy định của pháp luật về thuế. Như vậy, Thông tư 39 hướng dẫn khác với quy định tại Nghị định 83 về tỉ giá tính thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt”.

“Khi giá cơ sở tăng so với kỳ trước, việc điều hành giá vẫn thực hiện trích quỹ và vừa chi quỹ BOG. Như vậy, với cách điều hành giá theo quy định hiện hành sẽ làm cho giá xăng dầu vẫn tăng sau khi thực hiện điều hành giá và thực tế, nhiều doanh nghiệp đầu mối vẫn tồn tại quỹ BOG với giá trị lớn sau khi điều chỉnh tăng giá”. Từ đó, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị: “Chỉ trích quỹ khi giá giảm để giá vẫn ổn định và tạo nguồn cho quỹ; khi giá tăng thì không trích (để không làm tăng giá – để đạt mục đích bình ổn giá) và sẽ dùng quỹ bình ổn để bù đắp”.

Phải tính lại giá xăng dầu!

Bài viết mới