Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp đề xuất phạt nặng 100 – 200 triệu đồng

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp đã đề xuất quy định từng mức xử phạt vi phạm về sản xuất, gia công, mua bán thức ăn chăn nuôi , thủy sản có chứa kháng sinh; vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; sản xuất, gia công, mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Trong đó, quy định về địa điểm sản xuất, gia công và vi phạm về nhà xưởng, trang thiết bị có mức phạt tiền tương ứng là 5-10 triệu đồng và 10-15 triệu đồng.

Tiếp đến là vi phạm về chất lượng trong sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản bao gồm các hành vi sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi và sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi bị phạt theo mức sau: Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong sản xuất, gia công, kinh doanh mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có sử dụng loại kháng sinh không đúng như đã công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa; phạt tiền từ 50 – 70 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; phạt tiền từ 70 – 100 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng mỗi chất cấm trong sản xuất, gia công và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

Tại dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất xử phạt vi phạm về sản xuất, gia công, mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản có chứa kháng sinh như sau: Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh không ghi rõ tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngưng sử dụng trên bao bì hoặc tài liệu kèm theo; sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng kháng sinh khác với hàm lượng theo quy định hoặc công bố trên nhãn hàng hóa từ 5% trở lên; mua bán thức ăn thủy sản có chứa kháng sinh.

Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh nhằm mục đích kích thích sinh trưởng cho gia súc, gia cầm không có trong danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.

Cũng như hành vi sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh nhằm mục đích trị bệnh cho gia súc, gia cầm và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm non không theo đơn của bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y.

Và sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh không phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, mục đích sử dụng, thời gian sử dụng gây tồn dư kháng sinh vượt mức giới hạn cho phép trong sản phẩm chăn nuôi và không gây ảnh hưởng đến kháng kháng sinh trong điều trị bệnh của con người và vật nuôi; sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chứa trên 2 loại kháng sinh trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi; sản xuất, gia công, nhập khẩu thức ăn thủy sản có chứa kháng sinh.

Đối với vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; sản xuất, gia công, mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản, Bộ đề xuất xử phạt như sau: Phạt tiền từ 50 – 70 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Phạt tiền từ 70 – 100 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng mỗi chất cấm trong sản xuất, gia công và mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản mà tổng giá trị các sản phẩm thức ăn dưới 100 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50 triệu đồng.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng quy định, nếu vi phạm về chất lượng trong mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhà sản xuất sẽ buộc phải thu hồi, công bố lại tiêu chuẩn chất lượng trên nhãn hoặc tái chế toàn bộ thức ăn chăn nuôi, thủy sản, hoặc tiêu hủy, chuyển mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi.

“Không phát hiện chất cấm Salbutamol trong thịt kiểm nghiệm”

Bài viết mới