“Soi” các yếu tố có thể đẩy VN-Index lên vùng đỉnh mới vào năm 2018

Năm 2017 là một năm thành công của Thị trường chứng khoán với sự tăng trưởng vượt bậc cả về lượng và chất. Theo thống kê của CTCK VCBS trong báo cáo Triển vọng thị trường 2018, nhờ sự xuất hiện của các “khủng long” mới lên sàn cũng như sự tăng trưởng mạnh về thị giá của các cổ phiếu cũ, tổng giá trị vốn hóa thị trường đã tăng mạnh. Tới cuối tháng 11, quy mô vốn hóa thị trường đã tăng hơn 70% so với cuối năm 2016 đạt hơn 3,3 triệu tỷ đồng (~ 145 tỷ USD). Số lượng cổ phiếu niếm yết và đăng ký giao dịch cũng ghi nhận mức tăng mạnh từ hơn 1.100 doanh nghiệp cuối năm 2016 lên 1374 doanh nghiệp cuối tháng 10 năm 2017.

Sự tích cực này liệu có tiếp tục diễn ra trong năm 2018?

Theo đánh giá của VCBS, năm tới, bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định, tương đồng với năm 2017 và sẽ có nhiều yếu tố hỗ trợ cho sự tăng trưởng của thị trường.

Thứ nhất, dòng tiền đầu tư vào Việt Nam ở mức cao, tính trên cả phương diện trực tiếp và gián tiếp vào thị trường cổ phiếu.

Thứ hai, định hướng chính sách nới lỏng một cách thận trọng.

Thứ ba, lãi suất ổn định và duy trì ở mức thấp hợp lý.

Do đó, quy mô thị trường sẽ tăng cả về lượng và chất.

Cũng không thể không nhắc đến các thương vụ M&A, cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước – câu chuyện luôn làm nóng thị trường và đem lại cơ hội cho các nhà đầu tư. Theo VCBS, các thương vụ mua bán sáp nhập có thể tiếp tục diễn ra trong năm 2018.

Đồng thời, các chuyên gia cũng kỳ vọng nhiều hơn vào quá trình thoái vốn Nhà nước trong năm 2018. Theo Quyết định 1232 của Thủ tướng Chính phủ về doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020, một số doanh nghiệp đáng chú ý năm 2018 như sau:

Nguồn: VCBS tổng hợp

Nguồn: VCBS tổng hợp

Kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định 991/TTgĐMDN của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục DNNN hoàn thành cổ phần hóa theo từng năm giai đoạn 2017-2020. Theo đó, tính tới tháng 11, mới chỉ có 22/44 doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch với một số cái tên đáng chú ý như IDICO hay THALEXIMCO. Trong khi đó, ngoại trừ Tổng công ty Sông Đà (IPO 49% cổ phần vào ngày 25/12, giá khởi điểm 11.000 đồng/cp) và Becamex (mới chỉ chào bán thành công 6,1% khối lượng cổ phiếu chào bán vào ngày 1/12), một số doanh nghiệp lớn gần như chắc chắn chưa thể hoàn thành quá trình này là Vinataba, Vicem, HUD, Genco 3, ….

Mặc dù vậy cũng cần lưu ý chủ trương IPO các doanh nghiệp nhà nước sẽ được tiếp tục trong năm 2018 với một số doanh nghiệp đáng chú ý như Genco 1&2, VTC, Handico, SGCC (TCT Xây dựng Sài Gòn), SATRA, Tổng công ty Bến thành, SJC, Resco (Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn), Sawaco, Samco,…

Kỳ vọng quá trình chuyển sàn, niêm yết mới của một số cổ phiếu đặc biệt là một số cổ phiếu vốn hóa lớn trên sàn UpCom với kế hoạch chuyển sang niêm yết trên HOSE như ACV, HVN, GEX, … hay làn sóng IPO và niêm yết mới của nhiều Ngân hàng TMCP trong đó có nhiều doanh nghiệp được nhà đầu tư săn đón như Techcombank, HD Bank hay OCB.

“Với sự chuyển mình này, chúng tôi đưa ra dự đoán VN-Index trong năm tới sẽ tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh dòng tiền vẫn được duy trì trên thị trường. Khối lượng giao dịch trung bình trong năm 2018 sẽ tăng khoảng 20% so với con số trung bình cuối năm 2017. Giá trị giao dịch kỳ vọng mức tăng khoảng 25%. Kèm theo đó, các phiên giao dịch với giá trị/Khối lượng giao dịch đột biến có thể xuất hiện nhiều hơn” – VCBS kết luận.

CTCK BSC: “Thống kê cho thấy thị trường có thể giảm thêm 3-10 phiên với mức giảm khoảng 5”

Bài viết mới