Sau khi hỏi ý kiến vợ, chủ startup chấp nhận cầm cố nhà để nhận 5 tỷ đồng từ shark Phú, bất chấp việc “cả nhà phải ra đường”

Kêu gọi đầu tư 1 tỷ đồng cho 1% cổ phần

Công ty của anh Hải Minh sở hữu bằng sáng chế về công nghệ Nano Curcumin dạng dung dịch, hiện đang sản xuất và kinh doanh sản phẩm chuyên trị dành cho người đau dạ dày.

Theo anh Minh, mỗi tháng, công ty Nhật Hải bán ra 2.000 sản phẩm với giá trung bình 120.000 đồng mỗi sản phẩm. Anh Hải Minh tự tin khẳng định công ty sẽ nâng doanh số bán hàng lên 10.000 sản phẩm mỗi tháng vào cuối 2018.

Anh Minh cho rằng số lượng người đau dạ dày tại Việt Nam hiện khoảng 3,5 triệu người. Nếu số lượng sản xuất tăng thì giá thành sẽ giảm xuống. Chi phí vận hành hiện tại của công ty là khoảng 300 triệu mỗi tháng.

Anh định giá công ty của mình đạt 100 tỷ đồng, kêu gọi các shark đầu tư số tiền 1 tỷ đồng đổi lấy 1% cổ phần khiến nhiều Shark thắc mắc.

Anh Lưu Hải Minh, chủ tịch công ty cổ phần công nghệ mới Nhật Hải.

Anh Lưu Hải Minh, chủ tịch công ty cổ phần công nghệ mới Nhật Hải.

Một tỷ đồng cho 1% cổ phần, cao hay thấp?

Shark Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập Đoàn Thế Kỷ CEN GROUP lên tiếng đầu tiên. Ông cho biết rất thích startup công nghệ. “Đây là một trong những Startup về công nghệ kỳ bí và gây tò mò nhất. Tôi muốn đầu tư 1 tỷ đồng để đổi lấy 19% cổ phần công ty”, ông Hưng nói.

Thái Vân Linh – Giám đốc vận hành & chiến lược Quỹ đầu tư VinaCapital, cho rằng bà cũng quan tâm nhưng “Cảm giác anh đưa ra 1 tỷ với 1%, là vô lý và quá đáng. Tôi không đầu tư”, là Linh khẳng định.

“Chị không đầu tư thì cũng không sao nhưng câu chuyện tôi là doanh nhân nhưng đi rất sâu về nghiên cứu nên câu chuyện của tôi luôn luôn chính xác. Tôi đã đọc rất nhiều tài liệu, không những ở Việt Nam mà cả thế giới”, anh Minh đáp lời.

“Như vậy anh biết bước vào chương trình mà đưa ra mức 1 tỷ với 1% là quá đáng. Sẽ không có ai nghĩ anh nghiêm túc cả”, bà Linh trả lời.

Anh Minh vẫn khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình là “không quá đáng chút nào” và công ty của anh hoàn toàn xứng đáng với mức định giá 100 tỷ đồng.

Ông Trần Anh Vương – Tổng giám đốc Công ty cổ phần SAM Holdings, thì cho rằng: “Anh đưa ra offer mà tôi nghĩ đẩy hoàn toàn đánh giá cho các shark, 1 tỷ cho 1%. Anh nên đánh giá cho chính xác nhất”.

Anh Minh giải thích câu chuyện định giá 100 tỷ đồng cho công ty anh rằng, riêng chuyện chuyển giao công nghệ đã la 600 nghìn đô la Mỹ.

Shark Lê Đăng Khoa – Nhà sáng lập khu du lịch sinh thái The Bamboo, không đầu tư vì cho rằng anh Minh định giá công ty không hợp lý. Shark Vương cũng vậy.

Màn thương thuyết với Shark Phú và quyết định nhận 5 tỷ đồng từ ông Phú với 15% cổ phần công ty, kèm theo điều kiện cầm cố nhà

Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch tập đoàn Sunhouse.

Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch tập đoàn Sunhouse.

– Shark Phú: Anh đã đầu tư vào công ty bao nhiêu tiền?

Anh Minh: 30 tỷ đồng.

Tài sản hiện tại còn bao nhiêu?

– 15 tỷ đồng, tiền mặt rơi vào khoảng 2 tỷ đồng.

– Công ty đang lỗ hay lãi?

– Lãi 40%

– Chi phí vận hành bao nhiêu?

– Hơn 300 triệu đồng/tháng. Sản xuất đang thuê tại Nam Định và Hà Nội.

– Tại sao anh phải gia công khi đã có máy móc?

– Ngành dược có chuẩn GMP và sạch. Đối với các công ty nhỏ như chúng tôi, chúng tôi chưa làm được. Đi thuê là tiện nhất.

– Anh tính chưa đúng. Công ty anh đang lỗ chứ không phải có lãi nếu tính theo chuẩn kế toán. Anh nói sản lượng đến năm 2018 tăng lên 5 lần, phải có lý do gì chứ?

– Theo tính toán của tôi, số lượng người đau dạ dày ở Việt Nam, quan tâm đến sức khỏe khoảng 3,5 triệu người. Sản phẩm của chúng tôi mất 120.000 đồng. Nếu tăng 10.000 sản phẩm thì mỗi sản phẩm chỉ có giá 80.000 đồng. Mỗi tháng cần đầu tư 800 triệu.

– Đó là kịch bản anh vẽ ra. Giả sử tôi đầu tư cho anh nhưng không đúng với kịch bản anh vẽ ra thì anh lấy cái gì để đảm bảo cho khoản đầu tư của chúng tôi sinh lời?

– Đảm bảo sinh lời 30%/năm

– Nếu chỉ là cam kết miệng, đến lúc tôi đòi anh không có tiền trả thì anh tính sao, có bên thứ 3 nào không? Tôi đồng ý đầu tư 5 tỷ cho 15% cổ phần công ty với điều kiện sinh lời 30%/năm. Nếu trong trường hợp lời hứa đó không được thực hiện thì anh thế chấp bằng gì?

– Bằng hàng. Đại lý sẽ cam kết bán hết hàng trong 2 tháng.

– Tôi muốn anh mang tài sản cá nhân ra để đảm bảo và anh phải sống chết với cam kết đó. Vợ con anh sẽ phải ra khỏi nhà. Nghĩa là anh sẽ bán cái nhà đó cho tôi, có công chứng. Trừ đến một thời hạn nào đó, có thể sau 3 năm thì tôi có quyền bán nhà đó.

Shark Hưng cho rằng với cam kết của shark Phú khá thú vị, nhưng với cam kết 30% mỗi năm/vốn thì không có gì là đầu tư mạo hiểm, chắc quá. Shark Hưng đưa ra mức 3 tỷ cho 15%. Lợi nhuận cam kết là 18%, có tài sản thế chấp là nhà.

Trước đề nghị của 2 Shark, anh Minh gọi điện cho vợ để hỏi ý kiến.

Anh Minh quyết định nhận đầu tư của Shark Phú, với 5 tỷ cho 15%, tăng trưởng hàng năm 30%, với điều kiện cầm cố nhà.

Thông tin về Công ty cổ phần công nghệ mới Nhật Hải:

Lĩnh vực: Dược phẩm

Đầu tư: 30 triệu đồng/tháng

Tài sản còn hiện tại: 15 tỷ đồng, trong đó có 2 tỷ tiền mặt.

Chi phí vận hành: 300 triệu đồng/tháng

Gọi đầu tư 1 tỷ đồng cho 1% cổ phần (định giá công ty: 100 tỷ đồng)

Kết quả: Được đầu tư 5 tỷ đồng cho 15% tương đương định giá công ty ở mức 33,3 tỷ đồng

Shark Tank: Khôn khéo lấy 2 tỷ đầu tư dù được đề nghị 3 tỷ, chàng trai chiến thắng thuyết phục

Bài viết mới