Sản lượng thép thế giới tháng 10 tiếp tục tăng 5,9%

Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 10/2017 tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2016, lên mức 72,4 triệu tấn.

Nhật Bản sản xuất 9 triệu tấn, giảm 1% so với tháng 10/2016. Ấn Độ sản xuất 8,6 triệu tấn tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Tại thị trường EU, Italy sản xuất 2,3 triệu tấn trong tháng 10/2017, tăng 6,1% so với tháng 10/2016. Sản lượng thép thô của Pháp đạt 1,4 triệu tấn, tăng 1,6%. Tây Ban Nha sản xuất 1,3 triệu tấn tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng thép của Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Brazil trong tháng 10/2017 đạt lần lượt 3,3 triệu tấn, 7 triệu tấn và 3 triệu tấn, tăng lần lượt 11,1%, 12% và 3,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ năng suất sử dụng của 66 quốc gia trong tháng 10/2017 đạt 73%, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lại giảm 0,6% so với tháng 9.

Triển vọng sản lượng thép thô các vùng

Triển vọng thép sản lượng thép thô ở một số khu vực (đơn vị: triệu tấn)

Nguồn: OECD

Trung Đông

Sản lượng thép thô ở khu vực Trung Đông được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh trong vài năm tới nhằm đáp ứng nhu cầu trong khu vực. Đồng thời, các công nghệ và thiết bị sản xuất thép “sạch” thân thiện với môi trường cũng sẽ được đẩy mạnh từ nay đến năm 2019.

Châu Á

Mặc dù sản lượng thép của Trung Quốc trước đây tăng tuy nhiên đến nay xu hướng này đang dần thay đổi. Trong năm 2016, quốc gia này đặt mục tiêu cắt giảm 45 triệu tấn thép như một phần nằm trong kế hoạch cắt giảm từ 100-150 triệu tấn thép vào năm 2020. Năm 2017, Trung Quốc đưa ra hàng loạt các chính sách nhờ vậy lộ trình thắt chặt sản lượng thép hàng năm vẫn đang được thực hiện nghiêm ngặt.

Trái với Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng sản lượng thép của Ấn Độ được mở rộng chóng mặt trong những năm gần đây. Sản lượng thép của quốc gia này trong năm 2016 đã chạm ngưỡng 125,8 triệu tấn/năm, tăng 56 triệu tấn so với 10 năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này được dự báo sẽ chững lại trong năm 2019. Trong khi đó, vẫn còn một số dự án xây dựng nhà máy thép vẫn đang được triển khai trong đó có dự án lò thổi (BOF) tại tỉnh Odisha với công suất 2,5 triệu tấn/năm dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2017.

Khu vực Cộng đồng Quốc gia Độc lập (CIS)

Một số dự án xây dựng nhà máy luyện thép sử dụng lò quang điện và lò thổi vẫn đang được triển khai tại khu vực CIS. Điển hình như công ty luyện thép của Nga Tulachermet đang xây dựng nhà máy luyện thép sử dụng lò thổi với công suất 1,8 triệu tấn/năm và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2017. Ngoài ra một số dự án nhỏ khác nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước cũng đang được triển khai. Công ty MERA-Stal đang xây dựng nhà máy thép nhỏ chuyên sản xuất thép thanh với công suất 0,35 triệu tấn/năm. CIS hiện đang khẩn trương triển khai kế hoạch tăng sản lượng 11,9 triệu tấn/năm giai đoạn từ 2017- 2019.

Khu vực NAFTA (Khu vực các nước ký Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ)

Công suất thép thô (sử dụng lò hồ quan điện) ở khu vực Chihuahua (Mexico) được kỳ vọng sẽ tăng thêm 0,6 triệu tấn/năm nhờ dự án đầu tư của công ty Industrias CH trong năm 2017.

Một số khu vực khác

Tại khu vực Liên minh Châu Âu (EU), hiện vẫn chưa có dự án tăng sản lượng nào được thực hiện, tương tự với một số quốc gia và khu vực như Na-uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Mỹ La Tinh và châu Đại Dương. Trong những năm gần đây EU đã đóng cửa rất nhiều nhà máy, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất trong vùng.

Giá thép thanh tăng mạnh gần 3

Bài viết mới