Quỹ ETF chuyên đầu tư khu vực mới nổi và cận biên giải ngân nghìn tỷ vào Việt Nam từ đầu năm, cổ phiếu nào được gom mạnh?

HPG: Công ty cổ phần Công Nghiệp cao su Miền Nam

Giá hiện tại
39.9

Thay đổi

Xem hồ sơ doanh nghiệp

TIN MỚI

Sau giai đoạn bán ròng triền miên, khối ngoại đã bất ngờ mua gom mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ cuối năm 2022. Xu hướng vẫn được duy trì sang đầu năm 2023 dù tốc độ và cường độ đều đã có phần chậm lại. Các quỹ ETF vẫn là điểm sáng dẫn dắt dòng vốn ngoại trở lại chứng khoán Việt Nam bên cạnh động thái giải ngân của một số quỹ chủ động lớn như Dragon Capital, VinaCapital,…

Ngoài những cái tên đình đám như Fubon FTSE ETF, FTSE Vietnam ETF, V.N.M ETF, DCVFM VNDiamond ETF, DCVFM VN30 ETF,… iShares MSCI Frontier and Select EM ETF cũng liên tục hút tiền mạnh. Từ đầu năm 2023, iShares MSCI Frontier and Select EM ETF đã hút ròng hơn 130 triệu USD, và 1/3 trong số đó tương đương hơn 40 triệu USD (~1.000 tỷ đồng) được giải ngân mua cổ phiếu Việt Nam.

Từ đầu năm 2023, HPG là cổ phiếu được iShares MSCI Frontier and Select EM ETF gom mạnh nhất với hơn 4 triệu đơn vị. Theo sau là nhóm tài chính gồm các ngân hàng STB, SHB, VCB và chứng khoán SSI, VND. Ngoài ra, quỹ cũng gom thêm các cổ phiếu “họ” Vingroup gồm VIC, VHM và VRE. Số còn lại được mua với khối lượng nhỏ.

Quỹ ETF chuyên đầu tư khu vực mới nổi và cận biên giải ngân nghìn tỷ vào Việt Nam từ đầu năm, cổ phiếu nào được gom mạnh? - Ảnh 1.

iShares MSCI Frontier and Select EM ETF là quỹ ETF chuyên đầu tư vào khu vực cận biên và mới nổi, tiền thân là Ishare MSCI Frontier Markets 100 ETF với chỉ số tham chiếu là MSCI FM 100 Index. Tới tháng 3/2021, quỹ đổi tên thành iShares MSCI Frontier and Select EM ETF như hiện tại và lấy chỉ số MSCI Frontier & Emerging Markets Select Index làm tham chiếu.

Sau giai đoạn bùng nổ 2012-14, ETF này đã chững lại rõ rệt, thậm chí có nhiều thời điểm bị rút ròng khá mạnh. Tuy nhiên, sự trở lại “ồ ạt” của khối ngoại cùng làn sóng ETF bùng nổ cuối năm 2022 đã đẩy số lượng chứng chỉ quỹ iShares MSCI Frontier and Select EM ETF tăng vọt lên mức kỷ lục 27,85 triệu đơn vị.

Quỹ ETF chuyên đầu tư khu vực mới nổi và cận biên giải ngân nghìn tỷ vào Việt Nam từ đầu năm, cổ phiếu nào được gom mạnh? - Ảnh 2.

Thời điểm ngày 7/2, tổng giá trị tài sản ròng của iShares MSCI Frontier and Select EM ETF lên đến gần 723 triệu USD. Quỹ hiện nắm giữ 174 mã cổ phiếu ở thị trường cận biên và mới nổi theo phân bậc của MSCI trong đó có 43 cổ phiếu Việt Nam. Top 10 cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của ETF cũng xuất hiện nhiều đại diện của Việt Nam như VCB (2,89%), HPG (2,56%), MSN (2,54%), VNM (2,52%), VIC (2,44%).

Xu hướng ETF nở rộ

Những năm gần đây, dòng vốn qua ETF đang ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trên TTCK Việt Nam. Riêng trong năm 2022 vừa qua, các quỹ ETF đã hút ròng khoảng 1 tỷ USD và đóng góp đáng kể vào việc kéo dòng vốn ngoại trở lại Việt Nam. Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn trong năm 2023 và một số năm tới với sự nở rộ các quỹ ETF.

Trong năm qua, thị trường đã xuất hiện thêm nhiều ETF mới bao gồm cả nội và ngoại, có thể kể đến CSOP FTSE Vietnam 30 ETF, DCVFM VNMidcap ETF, KIM GROWTH VNFINSELECT ETF, MAFM VNDIAMOND ETF, FCAP VNX50 ETF. Điều này được kỳ vọng sẽ góp phần giúp làn sóng ETF trở nên bùng nổ hơn trong thời gian tới.

Ngoài Hàn Quốc, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc), kênh ETF nhiều khả năng sẽ hút thêm dòng vốn từ các khu vực khác, đặc biệt khi triển vọng nâng hạng đang ngày càng rõ ràng. Trong bối cảnh đó, các quỹ FTSE Vietnam ETF, V.N.M ETF hay iShares MSCI Frontier and Select EM ETF,… đóng vai trò rất quan trọng. Điểm tích cực là các ETF này đều hút vốn khá mạnh thời gian gần đây.

Theo ông Yun Hang Jin – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Quản lý Quỹ KIM Việt Nam, ETF là một global trend (xu hướng toàn cầu), không phải chỉ riêng Việt Nam và đây sẽ là xu hướng dài hạn. Dòng tiền mạnh mẽ từ các quỹ ETF ngoại giai đoạn cuối năm 2022 đến nay là rất đáng mừng và chứng minh chứng khoán Việt Nam đang ở mức định giá hấp dẫn.

Người đứng đầu KIM Việt Nam dự báo sẽ có thêm nhiều ETF ngoại với mục tiêu đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới khi thị trường hiện thực hóa được mục tiêu nâng hạng. Còn với ETF nội địa, sự cạnh tranh của các công ty trong lĩnh vực này chắc chắn sẽ rất khốc liệt thể hiện ở hai khía cạnh: (1) năng lực phát triển chỉ số và vận hành, (2) năng lực huy động vốn.

Hà Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Bài viết mới