Phiên thảo luận đầu tiên của Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp Việt Nam ( CEO Summit) diễn ra chiều 8/11 với nội dung “Tương lai của toàn cầu hóa” đã ghi nhận những ý kiến thẳng thẳn của 4 diễn giả: ông Ian Bremmer – Chủ tịch hãng tư vấn quốc tế Eurasia Group; ông Robert E. Moritz – Chủ tịch toàn cầu của PwC; ông Philipp Rosler – Giám đốc điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) và bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới ( WB ).
Trước câu hỏi của ông Andrew Stevens, Tổng biên tập Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, CNN Quốc tế đặt câu hỏi việc có những “cơn gió thổi ngược”, những điều này có xu hướng để chệch hướng thương mại toàn cầu hay không, ông Robert E. Moritz cho biết, thực tế tất cả các công ty đang suy nghĩ về cơ hội, rủi ro, vấn đề rủi ro đến mức nào.
“Chúng ta quay lại khái niệm toàn cầu hoá, tại sao các doanh nghiệp lại tận dụng toàn cầu hoá vì khách hàng của họ đến từ khắp thế giới, họ tận dụng chuỗi cung ứng toàn thế giới. Khi chúng ta nói toàn cầu hoá ảnh hưởng tiêu cực, nghĩ việc tại sao làm thì có lẽ ở đó điều này có lợi cho công dân của quốc gia đó”, ông Robert phân tích.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, cần tập trung và cộng đồng doanh nghiệp với nhiều việc cần phải làm, phát triển danh mục kinh doanh và ví dụ việc có thể nói nên đầu tư vào nước này nước kia. Lợi ích của công nghệ vừa là có lợi vừa có hại, điểm lợi tăng cường tính kết nối tiếp cận nguồn lực, giúp người dân thoát đói nghèo. Hại là người ta có thể nhìn thấy được những điều tiêu cực như tham nhũng, và có thể hành động để đối phó với điều đó.
Dưới góc nhìn của chính trị gia, ông Philipp Rosler bổ sung thêm rằng, mọi người cần có trách nhiệm và chủ động. “Tôi khuyến khích cử tri tự tạo ra tương lai của mình, không thể than phiền, chẳng hạn tình hình năm nay không tốt. Họ cần nhận thức, chấp nhận thực tế và bắt đầu có trách nhiệm và đưa ra những hành động thì chúng ta sẽ làm chủ dc số phận của mình”, ông nói.
Cũng theo ông, chính trị gia phải dùng những từ đơn giản nhất có thể, ví dụ thay vì nói từ chuyên môn “thuận lợi hóa thương mại” thì có thể nói “đây là những lợi ích người dân có thể nhận được từ tự do thương mại”.
Ông Rosler cũng cho biết, những thay đổi đều rất hay nhưng cũng có mặt trái của nó tầng lớp trung lưu hiểu robot, trí thông minh nhân tạo ảnh hưởng thế nào, các nhà lãnh đạo, kinh doanh, chính trị gia không có câu trả lời cho thế giới ngày càng phức tạp.
Bà Kwakwa khẳng định toàn cầu hóa mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia và khu vực Đông Á đang làm rất tốt thông qua thúc đẩy thương mại tự do và vấn đề chống toàn cầu hoá, rút khỏi toàn cầu hoá không chỉ kinh tế mà chính trị và nhiều vấn đề khác nữa.
“Chúng ta không chỉ muốn tăng trưởng chung mà muốn mỗi người trong mỗi ngành nghề đều được hưởng lợi. Hơn 200 triệu người chưa có việc làm phần lớn là thanh niên, vấn đề thanh niên thất nghiệp rất quan trọng, tầng lớp trung lưu thấy rằng phúc lợi của họ đang chững lại, những người giàu có hơn ở nhóm trung lưu có vẻ khá hơn… Cần tìm cách chỉnh sửa lại, giải quyết vấn đề công ăn việc làm. Chúng ta cần xác định điểm nghẽn, rủi ro, mỗi ngành nghề tương lai đi đến đâu. Sẽ có người có lợi, và người có hại và thách thức chính là củng cố hệ thống thương mại dựa trên luật lệ”, bà Kwakwa phân tích.
“Chúng ta phải đảm bảo toàn cầu hóa phải mang tính bao trùm hơn. Rút khỏi toàn cầu hóa không phải là sự lựa chọn”, bà Kwakwa nói thêm.