Chiều nay, phiên tòa xét xử vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục diễn ra.
Luật sư mời đại diện BIDV lên tiếp tục hỏi để làm rõ. Bà Phương-trưởng ban pháp chế BIDV lên trả lời. Theo bà Phương, bối cảnh dẫn đến sự việc là hồi đó tình hình kinh tế trì trệ, chính Phủ ra nghị quyết 02 với chủ trương nhằm giảm hàng tồn kho, tăng trưởng kinh tế. Thực hiện chính sách đó, các ngân hàng đã bắt đầu thực hiện đẩy mạnh các gói cho vay trong đó có cho vay theo gói 4 nhà. Lúc này, ông Phan Thành Mai là Tổng giám đốc của VNCB đã qua làm việc tại BIDV với mong muốn hợp tác cùng BIDV cho vay vốn các khách hàng hiện hữu của mình là các công ty vay vốn mà VNCB không cho vay được do đang không được tăng trưởng tín dụng.
Sau đó thì BIDV đã thực hiện ký kết hợp tác với VNCB về việc thực hiện gói 4 nhà và cho vay khác khách hàng của VNCB giới thiệu. Chúng tôi cấp tín dụng theo quy định.
Luật sư của bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn của ngân hàng BIDV Gia Định hỏi bị cáo Phạm Công Danh
-Bị cáo Phạm Công Danh đã bao giờ gặp bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn không?
-Thưa, bị cáo chưa hiểu rõ câu hỏi của luật sư. Gặp ở thời điểm nào chứ tại phiên tòa tôi có gặp. Đề nghị luật sư hỏi rõ.
-Bị cáo Danh đã gặp bị cáo Sơn bàn bạc thông tin liên quan đến món vay hơn 400 tỷ không?
-Thưa không.
-Tiền của ngân hàng xây dựng khi chuyển cho BIDV và bị mất đi thì khoản mất đi đó là của VNCB đúng không ạ?
-Dạ thưa, trí nhớ của tôi kém. Tôi không nhớ rõ, tôi giao việc đó cho anh Phan Thành Mai.
Luật sư của bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn hỏi Nguyễn Quốc Viễn
-Bị cáo có nói gì với bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn không?
-Thưa, bị cáo không nói gì hết.
Luật sư của bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn hỏi Nguyễn Ngọc Sơn
-Khi hồ sơ vay vốn mà BIDV Gia Định nhận được trong đó có giấy đề nghị vay vốn không?
-Thưa có.
-Mục tên khách hàng ghi nội dung thế nào?
-Thưa, ghi Công ty TNHH MTV Phong Hiệp.
-Theo quy định nội bộ của BIDV đối với khách hàng doanh nghiệp thì áp dụng quyết định nào?
-Quyết định 379 của BIDV.
-Ví dụ như tôi là khách hàng cá nhân mà đặt vấn đề vay thì áp theo quy định nào?
-Vì bị cáo là khách hàng doanh nghiệp nên không phụ trách khách hàng cá nhân Còn đối với khách hàng cá nhân thì áp dụng quy định khác.
-Như vậy là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp áp dụng 2 quy định khác nhau đúng không.
-Thưa đúng.
Luật sư của bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn hỏi ban pháp chế BIDV-bà Phương.
-Khi tất toán khoản nợ của các doanh nghiệp thì thu tiền từ đâu?
-Thu từ tài khoản thanh toán của doanh nghiệp.
-Thế BIDV có thu từ tài khoản nào khác không?
-Thưa không.
Luật sư Chu Mạnh Cường bảo vệ cho Phạm Công Danh hỏi đại diện Ngân hàng xây dựng (CB)
Có nhiều câu hỏi liên quan đến khoản tiền VNCB gửi tại sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước nhưng đại diện CB không trả lời được, sẽ trả lời sau.
-Về khoản dư nợ cho vay khách hàng tăng 1.851,3 tỷ đồng thực hiện trong tháng 2/2014 cho các công ty như Cường Tín, Phước Đại, Thành Trí, Hương Việt…có phải là một phần trong khoản 4.500 tỷ đồng tăng vốn không?
-Tôi xin phép không trả lời câu hỏi này do tiền khi hòa vào dòng tiền rồi thì sẽ được sử dụng chung chứ không thể xác định có phải thuộc 4.500 tỷ không.
-Nếu các giao dịch từ tháng 2 đến tháng 4 mà chưa có khoản tiền 4.500 tỷ tăng vốn thì có thực hiện được không?
-Thưa HĐXX, tôi xin khẳng định lần nữa là tiền ghi vào hệ thống ngân hàng khi có thì sử dụng, khi không thì không nên câu hỏi này tôi không trả lời được.
Luật sư Cường hỏi bị cáo Phan Thành Mai
-Trong thời gian điều hành ngân hàng, khi chuyển 4.500 tỷ đồng vào Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước thì có lúc nào anh lý lệnh chuyển tiền đó ra không?
-Thưa không.
-Anh có đề xuất 1 vấn đề là sử dụng khoản tiền 4.500 tỷ đồng trong cuộc họp HĐQT hồi tháng 5/2014 không?
-Thưa có.
-Trong 7 mục ngân hàng đưa ra để lý giải việc sử dụng tiền trong đó có khoản tăng dư nợ vay khách hàng 1.851 tỷ có nằm trong khoản tăng vốn 4.500 tỷ không?
-Thưa, nếu xét theo thời gian thì không.
-Anh có biết các khoản mục như 400 tỷ, 132 tỷ…có phải chuyển ra từ khoản 4.500 tỷ đồng không?
-Thưa không. Bị cáo khẳng định là các khoản này là từ tiền huy động trên thị trường 1, từ các chi nhánh, không phải từ khoản tăng vốn.
-Thế khoản 4.500 tỷ tăng vốn theo anh thuộc sở hữu của ai?
-Thưa, đây là khoản các cổ đông nộp vào để tăng vốn nên đang ghi vào khoản phải trả.
Luật sư Cường hỏi chi nhánh Nam Sài Gòn
-Anh cho biết chi nhánh Nam Sài Gòn đã cho các công ty An Phát, Nhất Nhất Vinh….vay tiền đúng không ạ?
-Thưa đúng.
-Anh cho biết vì sao có lãi suất quá hạn?
-Thưa, là vì trong hợp đồng có điều khoản phạt khi trả lãi không đúng hạn. Đây là lãi phạt do phát sinh trả không đúng hạn.
-Tại sao ngân hàng không thực hiện trả lãi tất toán hợp đồng khi đến hạn mà lại để quá hạn?
-Dạ thưa, là do doanh nghiệp có trả một phần trước hạn và có đề nghị trả quá hạn nên chưa xử lý.
Các luật sư, bị cáo đang mong muốn tòa xem xét cấn trừ khoản tiền tăng vốn điều lệ vào phần thiệt hại mà cáo trạng đang truy tố các bị cáo là gây thiệt hại. Phiên tòa chiều nay, luật sư hỏi đại diện VNCB, các bị cáo để làm rõ tiền sử dụng như thế nào.
Luật sư hỏi đại diện ngân hàng xây dựng
-Luật sư hỏi về khoản 400 tỷ đồng là của ông Danh vay ngân hàng Á Châu hay khoản vay của VNCB với ngân hàng Á Châu?
-Thưa, theo hồ sơ thì là khoản vay của VNCB với Ngân hàng Á Châu.
-Tương tự như vậy đối với các khoản tại Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Đại Dương?
-Thưa đúng. Thời điểm đó thì các ngân hàng trên đều là khách hàng của VNCB.
-Nói như vậy thì chắc tôi không cần hỏi câu hỏi cuối là ai là người sử dụng nữa vì rõ ràng theo xác dịnh của ông thì là VNCB sử dụng các khoản tiền này để tất toán khoản vay của VNCB vay các ngân hàng. Tuy nhiên, cáo trạng lại truy tố các bị cáo là sử dụng.
……………………
Luật sư Hà Hải (bảo vệ Phạm Công Danh) xin được hỏi đại diện Ngân hàng Xây dựng (CB)
-Có phải nhóm ông Phạm Công Danh gửi 4.500 tỷ vào ngân hàng CB để tăng vốn điều lệ không?
-Thưa có, theo hồ sơ.
-Cho đến hôm nay thì nhóm ông Phạm Công Danh có rút 4.500 tỷ đồng ra khỏi CB không?
-Chúng tôi xin đính chính là không có dữ liệu gì để khẳng định là tiền của nhóm ông Phạm Công Danh.
-Vậy tôi xin hỏi lại là 22 cá nhân có gửi 4.500 tỷ đồng vào CB để tăng vốn điều lệ không?
-Từ khi ngân hàng CB được mua 0 đồng và chúng tôi tiếp quản thì chúng tôi không có dữ liệu rút ra còn trước đó thì đã giao hết dữ liệu cho cơ quan điều tra, chúng tôi không có dữ liệu.
-Thế khoản tiền này đã xử lý thế nào?
-Ngân hàng Nhà nước hiện nay là chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước là bên quyết định chứ không phải là ngân hàng CB.
-Vậy tại sao các tài liệu trong báo cáo của ngân hàng CB lại có phần kê sử dụng tiền?
-Tôi cần làm rõ là VNCB sử dụng chứ không phải CB sử dụng. CB mới hình thành sau khi Ngân hàng Nhà nước mua lại 0 đồng.
-Khi không thực hiện tăng vốn thì đáng lẽ ngân hàng phải trả tiền lại cho cổ đông. Vậy có phải đáng lẽ từ khi Ngân hàng Nhà nước từ chối không cho Ngân hàng tăng vốn thì phải trả tiền lại cho cổ đông không?
-Thưa, vấn đề này luật sư cần hỏi đại diện ngân hàng VNCB thời điểm đó chứ không thể hỏi ngân hàng CB mới. Vấn đề đó xử lý từ trước khi Ngân hàng Nhà nước mua chứ ngân hàng CB không sử dụng đồng tiền nào từ tăng vốn hết.
-Nếu là chưa trả cho cổ đông thì khoản 4.500 tỷ đồng để tăng vốn của cổ đông phải được trả lại cho cổ đông mà nếu chưa trả thì phải được tính lãi. Ông có quan điểm thế nào về việc này?
-Chúng tôi không trả lời câu hỏi này vì đây là việc của chủ sở hữu.
Luật sư Hà Hải (bảo vệ bị cáo Phạm Công Danh) hỏi bị cáo Phạm Công Danh
-Ông có yêu cầu HĐXX buộc Ngân hàng CB phải trả lại 4.500 tỷ đồng và lãi phát sinh đồng thời truy thu 2.760 tỷ mà ông đã trả lãi trái quy định cho nhóm ông Trần Qúy Thanh KHÔNG? Nếu được thu hồi thì nguyện vọng của ông dùng số tiền này vào việc gì?
-Thưa, đây là nguyện vọng của tôi. Mong HĐXX xem xét.
bn5x�5