Irma là một trong những siêu bão mạnh nhất Đại Tây Dương, với sức gió tối đa lên đến 295 km/h. Mạnh lên cấp 5, ngưỡng cao nhất trong thang đánh giá bão Đại Tây Dương, Irma được coi là một trong những siêu bão “quái vật” đặc biệt rất hiếm gặp, theo đánh giá của các chuyên gia khí tượng Mỹ.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nguyên nhân thực sự khiến bão Irma trở nên “hung tợn” đến vậy. Theo đó, do vùng nước ấm (1) và khối áp suất caokéo dài (2), cùng với vị trí hình thành đặc biệt (3) chính là nguồn năng lượng kích hoạt Irma trở thành siêu bão lớn nhất trên Đại Tây Dương.
Cụ thể, nhiệt độ vùng biển từ Antilles Lesser đến Florida Keys thường ấm hơn bình thường ngay khi “chạm ngõ” mùa cao điểm xảy ra bão hàng năm.
Irma có thể di chuyển liên tục dọc theo khu vực Đại Tây Dương là nhờ khối áp suất cao kéo dài liên tục về phía bắc.
Bên cạnh đó, hút không khí nóng ẩm từ bề mặt đại dương vốn ấm hơn bình thường và hệ thống khí áp cao đã giúp Irma trở thành siêu bão có sức mạnh đáng sợ, gây ảnh hưởng càn quét ở vùng Caribe và sắp tới là khu vực bang Florida của Mỹ.
Dù đã theo dõi và cảnh báo liên tục nhưng sức tàn phá của siêu bão Irma thật đáng sợ. Ảnh: NOAA
Thông thường, những cơn bão mạnh thường chỉ phát triển ở các khu vực có vùng nước ấm sâu khoảng 50 – 100 m như vùng biển Caribe.
Tuy nhiên, khi lý giải về vùng nước ấm ở Đại Tây Dương tạo đà phát triển cho siêu bão Irma, nhiều chuyên gia cho rằng ấm lên toàn cầu, hiện tượng là hệ quả đáng sợ của biến đổi khí hậu đã góp phần tạo nên những môi trường “sở thích” của các cơn bão nhiệt đới giống như Irma.
Theo các nhà nghiên cứu, tần suất của những cơn bão mạnh sẽ xảy ra nhiều hơn trong khu vực Đại Tây Dương trong thời gian tới, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Hình thành “đáng ngờ”
Siêu bão Irma hình thành ở ngoài khơi Cape Verde cách đây chừng hơn 10 ngày, khu vực gần bờ biển phía tây châu Phi. Ban đầu Irma được phân loại là một cơn bão xảy ra khá phổ biến.
Tuy nhiên, sau khi tiến về phía tây qua quần đảo Cape Verde, Irma đã di chuyển về phía nam vài ngày trước khi nó chuyển về phía tây bắc theo hướng Caribe.
Siêu bão Irma gây thiệt hại lớn khi quét qua vùng biển Caribe. Ảnh: EPA/Getty
Trên đường đi, Irma gặp phải vùng nước ấm hơn bình thường, giúp tiếp thêm “nhiên liệu” và sức mạnh khủng khiếp. Điều này giúp Irma gia tăng sức mạnh sau khi hình thành và nhanh chóng trở thành cơn bão cấp 2 chỉ trong 24 giờ.
Tính đến thời điểm ngày 5/9/2017, Irma đã mạnh tới cấp 5 và là siêu bão có khả năng tàn phá dữ dội với sức gió 300 km/h đạt tới kỷ lục.
Khung cảnh tàn phá đáng sợ trên đường đi của siêu bão mạnh nhất Đại Tây Dương. Ảnh: Reuters
Cảnh tượng containers chở hàng ngổn ngang sau khi siêu bão “quái vật” đi qua. Ảnh: Reuters
Hàng cây cọ ven biển nằm rạp xuống vì sức gió quá mạnh của siêu bão Irma. Ảnh: EPA
Philip Klotzbach, nhà nghiên cứu bão và khí tượng học, trước Irma, chỉ có siêu bão Allen (1980) là “thảm họa” duy trì sức mạnh dữ dội trong một thời gian dài, với tốc độ lên tới 306 km/h.
Đường đi đáng sợ của siêu bão Irma. Ảnh: The Sydney Morning Herald
Sau khi tàn phá ở Cuba vào ngày 9/9/2017, Irma dự kiến đổ bộ vào bang Florida, Mỹ vào 10/9/2017 với cấp 4 hoặc 5. Nếu đạt tới cấp 5, Irma sẽ trở thành siêu bão mạnh thứ 3 trong lịch sử nước này từng ghi nhận.
Khung cảnh tàn phá, ngập lụt đường phố ở đảo St Martin khi Irma “ghé qua”. Ảnh: Independent
Trước đó, siêu bão Irma đã khiến ít nhất 10 người thiệt mạng khi càn quét qua các đảo Barbuda, St Martin và St Barts trên vùng biển Caribe.