Các nhà nghiên cứu của đại học Exeter đã kiểm tra nước tiểu từ 94 trẻ vị thành viên cho thấy, 86% người có dấu hiệu của BPA. Chất bisphenol A (BFA) được tìm thấy trong thành phần của túi nilon, hộp đựng thức ăn cho tới chai nhựa và có thể thôi nhiễm ra thực phẩm khi được dùng để chứa đựng thực phẩm…
Từ cuối năm 2008, theo FDA (Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ), BPA an toàn khi được dùng trong các loại đồ hộp thực phẩm, kể cả bình sữa trẻ em. Tuy nhiên FDA cũng cho rằng cần nghiên cứu thêm về tác dụng có hại của BPA. Một số nghiên cứu cho rằng BPA có các tác dụng phụ có hại như: BPA có biểu hiện kích thích sự nhân lên của tế bào ung thư vú, có khả năng gây đột biến nội tiết tố, có liên quan đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở nam giới cũng như các vấn đề liên quan đến ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Các thực phẩm được đóng gói bằng bao bì nilon, chai nhựa tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật cao.
Các chuyên gia lo ngại rằng, việc nhiễm hóa chất là không thể tránh khỏi do bao bì bằng nilon được sử dụng rộng rãi để bảo quản thực phẩm. Đồng tác giả của nghiên cứu, Lorna Harries nói rằng: “Hầu hết mọi người đều tiếp xúc với BPA hàng ngày. Nhưng chúng tôi cũng phát hiện ra rằng, điều đó là không thể tránh khỏi trong điều kiện hiện tại”.
Năm 2017, cơ quan hóa chất châu Âu đã phân loại BPA vào nhóm chất hóa học cần cảnh giác rất cao vì những tác động nghiêm trọng của nó đối với sức khỏe. Các thực phẩm đóng gói sẵn ẩn chứa rủi ro cao hơn bởi chính bao bì của chúng.
Theo tác giả chính của nghiên cứu, Tamara Galloway: “Chế độ ăn uống bao gồm nhiều thực phẩm tươi sẽ giảm thiểu đáng kể rủi ro. Bạn nên tránh các thực phẩm được đóng gói trong túi nhựa, thực phẩm đóng hộp hay thực phẩm được hâm nóng bằng lò vi sóng trong bao bì nhựa… để giảm mức độ ảnh hưởng BPA trong cơ thể”.