Ông chủ tập đoàn đứng sau dự án sai phạm khiến 12 quan chức tỉnh Bình Thuận bị bắt tạm giam là ai?




Trước khi vướng vào sai phạm khiến 12 quan chức tỉnh Bình Thuận bị bắt tạm giam, doanh nghiệp do đại gia sinh năm 1962 giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị đã liên tục có biến động lớn về vốn điều lệ trong những năm gần đây.

Ngày 26/4/2024, Bộ Công an thông tin khởi tố bị can đối với 12 trường hợp nguyên là lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận và các sở, ngành trực thuộc. Theo đó, căn cứ kết quả điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết tại phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, do CTCP Rạng Đông làm chủ đầu tư; ngày 23/4/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng hình sự đối với 12 trường hợp về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Rạng Đông liên quan đến vụ án này do doanh nhân Nguyễn Văn Đông làm Chủ tịch có tiền thân là Tổ hợp Xây dựng số 4, được thành lập từ đầu năm 1991. Công ty cổ phần Rạng Đông được thành lập từ tháng 9/2007, hiện địa chỉ trụ sở chính tại đường Tôn Đức Thắng, phường Xuân An, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Ông Nguyễn Văn Đông hiện giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Rạng Đông

Ông Nguyễn Văn Đông hiện giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Rạng Đông

Sau nhiều lần tái cấu trúc, công ty cổ phần Rạng Đông trở thành Tập đoàn tư nhân đa ngành lớn nhất tại tỉnh Bình Thuận với hơn 15 công ty thành viên và hoạt động chính trong các lĩnh vực: Đầu tư – Xây dựng; Khoáng sản kim loại; Thương mại, dịch vụ và Vật liệu xây dựng. Thời gian qua, doanh nghiệp đã có nhiều lần thay đổi về vốn điều lệ.  

Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tháng 8/2016, Công ty cổ phần Rạng Đông tăng vốn điều lệ từ 1.050 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng. Trong đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật Nguyễn Văn Đông góp 1.056 tỷ đồng, tương đương 96% vốn góp, cổ đông còn lại là Huỳnh Tịnh Túy góp 22 tỷ đồng, tương đương 2% cổ phần.

Đến tháng 1/2018, vai trò người đại diện pháp luật của doanh nghiệp chuyển từ Chủ tịch Nguyễn Văn Đông sang ông Nguyễn Ngọc Lân sinh năm 1997, ông Lân được giới thiệu giữ vị trí Tổng giám đốc.

Tới tháng 6/2019, Công ty cổ phần Rạng Đông tiếp tục tăng vốn điều lệ từ 1.100 tỷ đồng lên 1.804 tỷ đồng, Chủ tịch Nguyễn Văn Đông góp 1.749 tỷ đồng, tương đương 97% vốn góp ở lần thay đổi này.

Chỉ 4 tháng sau đó, doanh nghiệp này tiếp tục tăng mạnh vốn điều lệ từ 1.804 tỷ đồng lên 2.345,656 tỷ đồng. Tuy nhiên, ở lần thay đổi này vốn góp của các cổ đông không được công bố chi tiết. Đến tháng 6/2020, một lần nữa doanh nghiệp tăng vốn điều lệ lên gần 3.137 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không được công bố chi tiết. Tổng giám đốc Nguyễn Ngọc Lân tiếp tục là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Đến tháng 1/2017, vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Rạng Đông chuyển từ ông Nguyễn Ngọc Lân sang bà Trịnh Thị Phương Hiền sinh năm 1981. Đến lần thay đổi vào tháng 8/2021, vốn điều lệ của doanh nghiệp tăng từ 3.138 tỷ đồng lên 4.500 tỷ đồng. Bà Trịnh Thị Phương Hiền vẫn giữ vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.  

Theo thông tin được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội công bố Tập đoàn Rạng Đông từng có quãng thời gian đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngân hàng khi nắm giữ gần 32,7 triệu cổ phần Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – VAB) tương đương 7,35% vốn. Tuy nhiên, tháng 7/2021, CTCP Rạng Đông đã bán ra gần 11 triệu cổ phiếu VAB, giảm tỷ lệ sở hữu xuống 21,7 triệu cổ phiếu, tương đương 4,88% vốn điều lệ và không còn là cổ đông lớn của VietABank.

Nguồn: [Link nguồn]

Thị trường rung lắc sau kì nghỉ lễ, sắp tới diễn biến ra sao?

Sau những rung lắc của thị trường chứng khoán Việt Nam, các chuyên gia nhận định về xu hướng phiên giao dịch tới như thế nào?


Theo Hoàng Anh ([Tên nguồn])

Bài viết mới