Những thông tin mới nhất về núi lửa Agung có nguy cơ phun trào mạnh mẽ ở đảo Bali, Indonesia:
Núi lửa Agung bắt đầu phun khói từ ngày 25/11/2017, cho đến nay, cột khói này vẫn không ngừng phụt lên, báo hiệu cơn thức giấc đầy giận dữ của ngọn núi lửa ngủ im suốt 54 năm (lần phun gần nhất của nó là vào năm 1963, khiến khoảng 1.100 người chết, rất nhiều ngôi làng bị phá hủy).
Trước đó, vào đầu tháng 10/2017, NDMA cho biết, núi lửa Agung đang trong tình trạng nghiêm trọng, nham thạch đang bị dồn nén, miệng núi lửa ngày càng nóng dần lên, báo hiệu một trận phun trào mạnh mẽ.
Cách đây vài phút:
Nông dân trên đảo Bali, Indonesia đang tiến hành di tản trâu, bò đến nơi an toàn.
Ảnh: Standard.co.uk
Ảnh: Standard.co.uk
Đêm ngày 28/11:
Núi lửa Agung vẫn tiếp tục phụt cột tro bụi vào khí quyển, bất kể ngày đêm:
Ảnh: Standard.co.uk
Ảnh: Standard.co.uk
Ảnh: Standard.co.uk
Thứ Ba ngày 28/11:
Cột tro bụi từ núi lửa Agung tiếp tục phụt mạnh lên không trung hàng nghìn mét, gây ảnh hưởng rất lớn đến hàng không Bali.
Trung tâm Giảm thiểu thảm họa Quốc gia (NDMA) của Indonesia cho biết, Hãng hàng không Bali đã hủy toàn bộ chuyến bay ngày thứ Ba để đảm bảo an toàn.
Chính quyền Indonesia cho biết, sẽ liên tục cập nhật tình hình núi lửa Agung và tiến hành sơ tán người dân trên đảo đến nơi an toàn.
Khoảng hơn 100.000 người dân đã được sơ tán đến nơi an toàn, nhằm tránh khả năng người dân bị ảnh hưởng bởi vụ nổ núi lửa được dự báo rất cao này.
Xem hình ảnh:
Học sinh ở gần khu vực núi Agung phải đeo khẩu trang để tránh hít phải khói bụi độc từ núi lửa. Ảnh: BBC.
Mưa khiến cho tro bụi từ núi lửa chảy thành dòng nước đục nóng xuống ngôi làng ở phía dưới. Ảnh: Andri Tambunan/Getty Images
Dòng bùn nóng nhuộm đen đoạn sông Yeh Sah. Ảnh: Solo Imaji/Barcroft Media via Getty Images
Thứ Hai ngày 27/11:
Hãng hàng không Ngurah Rai (đảo Bali) đã buộc phải đóng cửa trong vòng 24 giờ, khiến cho 400 chuyến bay bị hủy, khoảng 59.000 du khách bị mắc kẹt.
Vào thứ Hai, NDMA đã nâng mức cảnh báo núi lửa lên mức cao nhất, mức 4. Dự kiến, vụ nổ có thể nghe được cách núi lửa Agung khoảng 11,2km.
“Chúng tôi yêu cầu người dân ở khu vực nguy hiểm phải rời đến nơi an toàn ngay lập tức. Bởi, rất có thể, vụ phun trào này mạnh mẽ và nguy hiểm hơn dự báo.”, người phát ngôn của NDMA cho biết hôm thứ Hai.
Indonesia cho biết, phạm vi ảnh hưởng của núi lửa khi phun trào có thể lên đến 8.000m đến 10.000m tính từ miệng núi lửa Agung.
Xem hình ảnh:
Chính quyền Indonesia tiến hành sơ tán thêm 50.000 người khỏi khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi núi lửa Agung. Ảnh: Keyza Widiatmika/NurPhoto via Getty Images
Bali là một trong những thiên đường du lịch nổi tiếng của thế giới. Mỗi năm, nơi đây đón nhận hơn 1 triệu du khách từ nhiều nơi trên thế giới.
Những khu du lịch trung tâm của đảo cách núi lửa Agung không xa, trong đó có thị trấn Ubud (cách Agung khoang 50km về phía tây nam); hay bãi biển nổi tiếng Kuta (cách Agung 63km); và Denpasar (cách Agung khoảng 50km)…
Cột khói đen ngòm từ núi lửa Agung ngày 26/11. Ảnh: CNN
Bài viết sử dụng nguồn: Independent, CNN, News.com.au