Nữ giáo sư Tiền Gia Minh: Sai lầm khiến cả nhà bị viêm dạ dày, đường ruột do tủ lạnh

Tủ lạnh không phải là chiếc máy bảo quản thực phẩm!

Nhiều người đang sử dụng tủ lạnh một cách sai lầm ở mức độ vô cùng nghiêm trọng. Với thói quen “tống” mọi thứ vào tủ lạnh, thực phẩm sống/chín, chưa sơ chế, chưa làm sạch… chính là nguyên nhân khiến cả gia đình mắc bệnh viêm đường ruột và dạ dày lúc nào không biết.

Nhiều người không biết rằng, tủ lạnh không phải là tủ bảo quản thực phẩm, không có tác dụng giữ cho thực phẩm không hỏng hay an toàn hơn. Chúng chỉ giúp ích lưu trữ thực phẩm tươi hơn trong thời gian ngắn. Tất cả mọi thực phẩm đều có cách bảo quản khác nhau và thời hạn sử dụng khác nhau.

Theo giáo sư Tiền Gia Minh, Giám đốc Khoa tiêu hóa, Bệnh viện Hiệp Hòa, Bắc Kinh, Trung Quốc, khi thực phẩm để trong tủ lạnh và bảo quản với thời gian dài sẽ sinh ra các loại vi khuẩn , rất nhiều loại vi khuẩn.

Những loại vi khuẩn này sẽ phát triển “thần tốc” trong môi trường lạnh và ẩm ướt. Nhiều người thích ăn thực phẩm lạnh thường lấy đồ ăn để trong tủ lạnh ra và lập tức ăn ngay, điều này dẫn đến việc ăn luôn cả vi khuẩn đang “trốn” trong đồ ăn, khiến cơ thể nhiễm bệnh trực tiếp.

Loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể, đi thẳng vào đường tiêu hóa và gây ra một chứng bệnh gọi là “viêm dạ dày, đường ruột do tủ lạnh“, rất phổ biến hiện nay.

Tủ lạnh chỉ giúp thực phẩm tươi trong ngắn hạn, không phải là chiếc máy bảo quản thực phẩm lâu dài (Ảnh minh họa)

Tủ lạnh chỉ giúp thực phẩm tươi trong ngắn hạn, không phải là chiếc máy bảo quản thực phẩm lâu dài (Ảnh minh họa)

Giáo sư Minh giải thích, việc sử dụng đồ ăn trong tủ lạnh khi vừa lấy ra, nhiệt độ quá thấp sẽ làm co thắt các mao mạch dạ dày nhanh, thiếu máu cục bộ dạ dày sẽ giảm sự bài tiết, axit dạ dày giảm thấp, làm cho khả năng miễn dịch, khả năng chống lại vi khuẩn của dạ dày giảm theo, gây ra bệnh viêm dạ dày do tủ lạnh.

Triệu chứng của bệnh tiêu hóa bị tấn công do tủ lạnh thường khiến người bệnh có cảm giác như chuột rút ở phần bụng trên, sau đó bồn chồn, buồn nôn, ói dữ dội, lợm giọng và các triệu chứng khác.

Thực phẩm chín để vào tủ lạnh chỉ nên dùng trong vòng 24 giờ

Giáo sư Minh khuyên rằng, để phòng tránh bệnh viêm dạ dày, khi bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh tốt nhất nên sử dụng ngay sau đó và không nên để quá 24 giờ. Sau khi lấy thực phẩm từ tủ lạnh ra, phải đun nóng lại mới được ăn.

Giáo sư Minh cảnh báo, rất nhiều người thích ăn thực phẩm trực tiếp lấy từ tủ lạnh ra, điều này không chỉ làm mất đi hương vị tự nhiên của thức ăn, mà về lâu dài còn ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa. Đây là một cách ăn uống không khoa học, gây bệnh do chủ quan.

Giáo sư Minh nhắc nhở, đối với trẻ em, người già và bệnh nhân bị đau dạ dày, tốt nhất không nên ăn/uống thực phẩm bảo quản lạnh, ăn trực tiếp từ tủ lạnh. Cách tốt nhất để giữ gìn đường ruột khỏe mạnh là nên ăn thực phẩm tươi, chế biến nóng ấm rồi ăn ngay.

Nếu phải ăn đồ bảo quản lạnh, nhất định phải hâm nóng lại, để cho nhiệt độ bớt lạnh rồi mới nên ăn.

Ngoài ra, các món ăn phải ướp trong tủ lạnh, cũng chính là môi trường nuôi vi khuẩn phát triển. Nên hạn chế ăn các món này, nhiều gia đình đã duy trì thói quen này khiến cả nhà mắc bệnh đường ruột, rất nguy hiểm và thiếu khoa học, hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.

Hãy dùng tủ lạnh đúng cách và thông minh, bởi tủ lạnh không phải là chiếc máy bảo quản thực phẩm, không có tác dụng làm cho thực phẩm không hỏng.

Giáo sư Tiền Gia Minh, Giám đốc Khoa tiêu hóa, Bệnh viện Hiệp Hòa, Bắc Kinh, Trung Quốc

Giáo sư Tiền Gia Minh, Giám đốc Khoa tiêu hóa, Bệnh viện Hiệp Hòa, Bắc Kinh, Trung Quốc

* Theo Health People

Chuyên gia ung thư hàng đầu tư vấn cách tầm soát và phát hiện ung thư dạ dày sớm: Căn bệnh 80 do yếu tố từ ngoài cơ thể

Bài viết mới