Theo bà Phong Lan, nhiệm vụ của Ban là đảm bảo ATTP cho bữa ăn của người dân TP. Biện pháp hữu hiệu để triển khai nhiệm vụ này là tăng cường phòng chống thực phẩm bẩn, xây dựng thực phẩm sạch. Trong đó đặc biệt chú trọng đến chuỗi thực phẩm an toàn từ trang trại đến chế biến, kinh doanh, phân phối…
“Hơn 80% thực phẩm đưa vào TPHCM là từ các tỉnh. Do đó, TP rất quan tâm đến vấn đề ATTP. Thời gian qua, TPHCM đã triển khai rất nhiều đề án quản lý thực phẩm như truy xuất nguồn gốc thịt heo, truy xuất nguồn gốc rau củ quả…; giám sát thực phẩm ngay từ nguồn. Nông sản tỉnh Lâm đồng vào TP với số lượng lớn, có mặt từ kênh hiện đại đến chợ truyền thống. Chính vì uy tín nông sản Lâm Đồng nên đã có sự sự lạm dụng, trà trộn với những nông sản khác, đội lốt là nông sản của Lâm Đồng nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Trách nhiệm đảm bảo ATTP là một trong những mục tiêu của BQL. Tuy nhiên, nếu chỉ kiểm tra, xử phạt cơ sở sai phạm thì không căn cơ, không hiệu quả lâu dài.
Phải làm sao để từng doanh nghiệp, từng cơ sở và người dân cùng tham gia thì việc quản lý ATTP mới phát huy tác dụng. Phía tỉnh Lâm Đồng cũng cần kiểm soát về dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm, quy trình đóng gói bao bì… nhằm đảm bảo thương hiệu nông sản của nông dân Đà Lạt vẫn giữ được uy tín từ trước đến nay”- bà Phong Lan nhấn mạnh.
Trong giai đoạn từ 2017 – 2019, BQL ATTP TP sẽ hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng xây dựng, phát triển các chuỗi cung ứng nông sản an toàn; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất nông sản an toàn của Lâm Đồng được vào các kênh phân phối của TP. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ phối hợp cùng TP kiểm tra, giám sát ATTP nông lâm thủy sản.
Ông Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cam kết: “Tỉnh sẽ siết chặt hơn nữa vấn đề đầu ra của nông sản ngay từ các trang trại, nhà vườn khi sản phẩm đưa đến TPHCM. Lâm Đồng cam kết sẽ cung ứng nông lâm thủy sản.