Nợ xấu vẫn tiếp tục vây quanh các ngân hàng

Việc mua bán nợ được thực hiện theo cơ chế và giá thị trường kể từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực nên đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho cả VAMC và các ngân hàng trong việc xử lý những khoản nợ xấu, nhất là những nợ xấu liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Nhiều ngân hàng cũng cho biết đang lên danh sách và thông báo cho bên vay trước khi thực hiện thu giữ tài sản đảm bảo theo quy định. Đây là một bước trong quy trình thu hồi tài sản đảm bảo theo quy định mới.

Hiện tại đã có một số ngân hàng sau khi siết nợ tài sản đảm bảo đã đưa giá bán đấu giá. Tuy nhiên, hầu hết món nợ này khi chào bán đều thấp hơn giá trị (tính cả vốn và lãi suất cộng lại đến thời điểm bán), nhiều ngân hàng buộc phải chấp nhận giảm một phần lãi phạt, thậm chí giảm gần như toàn bộ lãi phạt cho khách hàng để nhanh chóng hoàn tất các thủ tục và thu hồi nợ.

Đảo qua một loạt ngân hàng vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2017, bên cạnh mức tăng trưởng ấn tượng vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm, một số ngân hàng vẫn có mức nợ xấu khá cao.

Góp mặt trong danh sách các ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu tăng có Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank); Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) …

Cụ thể tính đến 30/9/2017, tổng tài sản của VietABank đạt 59.500 tỷ đồng, giảm hơn 3%. Cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng đều tăng trưởng ở mức khiêm tốn trên 5% đạt lần lượt là 32.162 tỷ đồng và 33.860 tỷ đồng.

Tổng dư nợ xấu của ngân hàng tăng cao gần 73% với 1.124 tỷ đồng, nâng tỷ lệ nợ xấu lên 3,49% vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (3%). Giá trị trái phiếu VAMC nắm giữ của ngân hàng cũng tăng xấp xỉ 8% lên 2.700 tỷ đồng, trong đó đã trích lập dự phòng 513 tỷ đồng.

Theo công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2017 của LienVietPostBank thì lợi nhuận sau thuế tăng 28% đạt 419,3 tỷ đồng. Nợ xấu của LienVietPostBank ở mức 1,19%. Mặc dù mức nợ xấu này thấp hơn mức quy định của NHNN tuy nhiên cũng gia tăng gần 28% lên 1.132 tỷ đồng. Trong khi đó giá trị trái phiếu VAMC ngân hàng đang nắm giữ giảm nhẹ còn 600 tỷ đồng, mức dự phòng đã trích lập là 277 tỷ đồng.

Còn ABBank vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2017 với lợi nhuận sau thuế đạt hơn 156 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ. Nợ xấu của ngân hàng có bước tăng với 1.308 tỷ đồng, tăng 28,2%. Tỷ lệ nợ xấu cuối tháng 9 là 2,96% sát mức quy định của Ngân hàng Nhà nước, đầu năm tỷ lệ này chỉ ở mức 2,56%.

Còn tại Saigonbank lũy kế 9 tháng đầu năm ngân hàng ghi nhận lãi sau thuế đạt gần 184 tỷ đồng, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước. Nợ xấu của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng với 369 tỷ đồng, tăng gần 12%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,77%, khá sát với mức trần quy định. Giá trị trái phiếu VAMC giảm nhẹ còn 669 tỷ đồng, trong đó có 325 tỷ đồng đã được trích lập dự phòng.

Đánh giá về tình hình nợ xấu của một số ngân hàng vẫn gia tăng, chuyên gia tài chính TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nếu như các ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay mạnh tay như 9 tháng đầu năm thì rất có thể đến cuối năm nợ xấu sẽ tăng cao hơn năm ngoái. Để tránh tình trạng này, NHNN cần có sự đánh giá tín dụng cho năm nay, cần xem xét lại mục tiêu tăng trưởng tín dụng 21 – 22% cho năm 2017.

Để khắc phục nợ xấu tại các ngân hàng, TS. Hiếu cho biết, bản thân các ngân phải có chính sách quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ, phải đặt ra được định nghĩa khẩu vị rủi ro của mình. Hiện nay, các ngân hàng đang đẩy quá nhiều tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán, điều này làm gia tăng thêm rủi ro ngân hàng sẽ gặp phải.

Cuối tháng 8/2017, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ở mức 2,46

Bài viết mới