Nợ xấu đang được “tẩy” thế nào?

Nghị quyết số 42/2017/QH14 ra đời ngày 21/6/2017 là một trong những bước tiến quan trọng đối với ngành ngân hàng trong giải xử lý nhiều vướng mắc, khó khăn, tạo thuận lợi hơn cho xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các TCTD, tổ chức mua bán nợ xấu.

Cùng với đó, NHNN đã có nhiều công văn chỉ đạo, hướng dẫn từng TCTD triển khai thực hiện Nghị quyết 42 để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu và tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết; đồng thời triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng tại TCTD nhằm hỗ trợ thực hiện có hiệu quả phương án cơ cấu lại của từng TCTD.

Báo cáo với Quốc hội, NHNN cho biết năm 2017, nợ xấu tiếp tục được kiểm soát và duy trì ở mức dưới 3%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống các TCTD tại thời điểm cuối tháng 12/2017 là 1,99%, cuối tháng 03/2018 là 2,18% (giảm so với mức 2,46% vào cuối năm 2016).

Tổng các khoản nợ xấu được xử lý năm 2017 đạt 115,54 nghìn tỷ đồng, phần lớn là do khách hàng trả nợ, sử dụng dự phòng rủi ro và bán cho VAMC.

Cụ thể: (i) khách hàng trả nợ 35,19 nghìn tỷ đồng; (ii) bán cho các tổ chức, cá nhân 32,7 nghìn tỷ đồng, trong đó chủ yếu là bán nợ cho VAMC đạt 31,6 nghìn tỷ; (iii) sử dụng dự phòng rủi ro 28,45 nghìn tỷ đồng; (iv) Bán, phát mại tài sản bảo đảm 2,5 nghìn tỷ đồng.

Tính từ năm 2012 đến hết tháng 3/2018, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 753,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó nợ xấu do các TCTD tự xử lý là 454,1 nghìn tỷ đồng (chiếm 60,3%), còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác) chiếm 39,7%.

Về số liệu xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, đến cuối tháng 3/2018, toàn hệ thống xử lý được 100,5 nghìn tỷ đồng.

Lúng túng triển khai Nghị Quyết 42 về xử lý nợ xấu ở địa phương

Bài viết mới