Indu Bhandari, 39 tuổi, sống ở Noida, khu ngoại ô phía đông Delhi. Trước khi trở về Ấn Độ, Bhandari làm việc hơn 10 năm trong một công ty của Mỹ. “Tôi bị xâm hại lần đầu khi 3 tuổi bởi một người đàn ông làm việc trong nhà tôi. Một trong những đồng nghiệp của tôi xâm hại tôi khi tôi 6 tuổi. Tôi cũng từng phải sử dụng phương tiện công cộng để đi lại trong suốt những năm đi học tại quê nhà”, Bhandari cho biết.
Một lần, Bhandari bị một gã đàn ông sàm sỡ trên xe buýt. Khác với phần lớn người Ấn Độ lúc đó, cô phản ứng mạnh mẽ. Tuy nhiên, thay vì nhận được sự cảm thông của mọi người, Bhandari lại bị rèm pha, kỳ thị. Dù đã cố gắng dũng cảm đối mặt rong nhiều tháng nhưng cuối cùng, Bhandari nhận thấy sự gắng gượng của mình không đủ.
“Làm sao tôi có thể làm việc khi những điều kinh khủng ấy có thể xảy ra với các con mình ở nhà. Tôi không có chọn lựa an toàn. Vì thế, tôi bỏ việc và chấp nhận làm giáo viên ở một ngôi trường địa phương. Có hàng trăm nghìn bà mẹ suy nghĩ như tôi và lựa chọn những công việc để họ có thể bao bọc cho con cái mình”, Bhandari nói.
Sajna Nair, 42 tuổi, cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Những câu chuyện xâm hại đầy rẫy trên báo chí và mạng xã hội khiến bà không thể ngừng nghĩ về nó. Nhằm đảm bảo an toàn nhất cho các con Nair từng nhờ hàng xóm và bạn bè ghé qua nhà không báo trước để kiểm tra các con. Tuy nhiên, những điều đó không đủ mang lại sự yên tâm của người mẹ.
“Tôi bỏ việc. Đất nước này không quan tâm gì tới phụ nữ và trẻ em gái. Nếu tiếp tục, có lẽ giờ tôi đã là phó chủ tịch hoặc chủ tịch ở công ty nào đó. Tôi bỏ việc, đồng nghĩa với các công ty mất đi số tiền họ bỏ ra để đào tạo tôi”, Nair nói.
Vidya Laxman, 45 tuổi làm việc ở Bangalore, nay được gọi là Bengaluru. Nỗi ám ảnh về nạn tấn công tình dục khiến cô cảnh giác với mọi thứ. Không dám tập thể dục, không dám đi Uber về tận nhà vì lo sợ lái xe biết nơi ở hay lắp camera khắp nhà để đảm bảo các con luôn được an toàn là những gì mà Laxman đã làm để khống chế nỗi sợ.
Công nghệ cao, với sự giúp sức của điện thoại thông minh, đang được Laxman sử dụng triệt để nhằm bảo vệ bản thân, gia đình và cả các nhân viên làm việc trong công ty của bà. Một ứng dụng cài đặt sẵn cho phép mọi người cầu cứu bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Tuy nhiên, những nỗ lực như của Laxman cũng chỉ là giải pháp tình thế và không phải người phụ nữ nào cũng có điều kiện kinh tế để có thể làm như vậy.
Khyati Malhotra sống ở New Delhi lại chọn cho mình một cách khác. Cô mua ô tô và thuê lái xe riêng để đảm bảo an toàn dù nhiều lúc tiền lương của tài xế, xăng xe và các khoản chi phí khác liên quan tới ô tô ngốn tới một nửa tiền lương của cô. Dẫu vậy, Malhotra vẫn cảm thấy thoải mái hơn nhiều so với việc phải di chuyển bằng xe buyt và các phương tiện công cộng.
Câu chuyện của Zeba, 25 tuổi, lại là một góc nhìn khác hẳn. Là giáo viên mầm non tại tại Madanpur Khadar, khu ngoại ô dành cho người thu nhập thấp để Delhi, Zeba phải chắt chiu từng đồng để đảm bảo cuộc sống. Tuy nhiên, cánh cửa để cô có một công việc tốt hơn đóng sập lại khi gần ngôi trường cô học xảy ra một vụ hiếp dâm.
Những áp lực ngày càng tăng từ gia đình và hàng loạt vụ hiếp dâm man rợ xuất hiện trên đường phố khiến Zeba chẳng có lựa chọn nào khác để có một sự nghiệp tốt hơn. Cô quyết định dừng lại, kết hôn để có một cuộc sống tạm gọi là an toàn, theo một nghĩa nào đó.
Đó chỉ là một phần trong rất nhiều thứ Malhotra mua để phòng thân khi đi ra đường. Những gì người phụ nữ này làm là cần thiết bởi tỷ lệ tội phạm nhằm vào phụ nữ ở Ấn Độ đã tăng tới 80% trong thập kỷ qua và những trường hợp tấn công tình dục dẫn tới chết người cũng liên tiếp gia tăng, bất kể tại các thành phố hay những làng mạc.
Chính vì thế, một phần không nhỏ thu nhập được Malhotra dùng để mua một chiếc xe hơi và lái đi làm nhằm tránh nguy cơ bị tấn công tình dục khi sử dụng các phương tiện công cộng, nơi phụ nữ thường xuyên bị sờ mó, thậm chí là cưỡng bức.
Ở Bangalore, Vidya Laxman, giám đốc điều hành một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Ấn Độ, chi hàng đống tiền cho đội ngũ giúp việc, những người chịu trách nhiệm đảm bảo cho những đứa con của cô được an toàn. Quanh nhà, máy quay an ninh được thiết kế nhằm ngăn chặn những kẻ quấy rối bất cứ lúc nào.
Trong khi đó, Sajna Nair ở New Delhi đã phải bỏ công việc ngân hàng với thu nhập 200.000 USD/năm chỉ bởi cô không thể tìm thấy nơi nào đủ an toàn cho con gái.
Lo lắng của những người như Sajna Nair không phải thái quá.
Trong những tháng gần đây, truyền thông Ấn Độ liên tiếp đưa tin về những vụ việc hãm hiếp, tra tấn và giết hại trẻ em gái trên khắp đất nước. Trường hợp của một cô bé 8 tuổi ở bang Jammu, một cô bé khác 11 tuổi ở Guarat hay một thiếu nữ 16 tuổi ở Uttar Pradesh đã phần nào lột trần một thực tế đáng sợ ở Ấn Độ dù kinh tế đã tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm qua.
Dù các nhà lập pháp Ấn Độ quả quyết sẽ thúc đẩy việc trừng trị đích đáng những tội ác đáng ghê tởm này nhưng lời cam kết không mang lại bình yên cho xã hội. Thậm chí, một thực tế ít được thừa nhận khác cũng đang góp phần kéo lùi sự phát triển của Ấn Độ: Người ta càng lo lắng cho sự an toàn của con cái, số lượng phụ nữ rời khỏi lực lượng lao động càng nhiều.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, trong 8 năm kể từ năm 2004, có 20 triệu phụ nữ Ấn Độ biến mất khỏi lực lượng lao động.
“Chẳng có nơi nào làm tôi cảm thấy an toàn khi để con ở lại. Từng là mục tiêu của xâm hại tình dục khi còn là một đứa trẻ, tôi biết rõ những nguy cơ và tôi sẽ không bao giờ để con mình phải trải qua những điều kinh khủng như thế”, Indu Bhandari, người bỏ việc ở một tập đoàn lớn, được hưởng đãi ngộ cao để làm giáo viên vì lo lắng cho con.
Chính những quyết định như của Bhandari gây tổn thất lớn cho những tập đoàn nước ngoài hay các công ty địa phương, những người đang vất vả tìm kiếm thêm lao động nữ ở nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á. Nó cũng đe dọa chương trình nghị sự của Thủ tướng Narendra Modi, người đang nỗ lực thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ. Bạo lực và tấn công tình dục với phụ nữ không chỉ reo rắc nỗi ám ảnh mà đang góp phần kéo lùi cả một quốc gia hơn 1 tỷ dân.
Viện nghiên cứu Toàn cầu McKinsey nhận định, Ấn Độ có thể tăng GDP lên 770 tỷ USD vào năm 2025 bằng cách đưa nhiều phụ nữ rời nhà bếp tới công sở. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chỉ có 27% phụ nữ Ấn Độ đang làm việc. Đó là mức thấp bậc nhất trong số các nền kinh tế mới nổi cũng như nhóm G-20. Tỷ lệ phụ nữ Ấn Độ đi làm chỉ nhiều hơn so với Saudi Arabia, một quốc gia Hồi giáo.
Anjali Verma, một nhà kinh tế học tại PhillipCapital, Mumbai, nhận định: “Nếu có thể thiết lập một môi trường an toàn hơn, chắc chắn sẽ có nhiều phụ nữ Ấn Độ đi làm, bổ sung vào lực lượng lao động. Chỉ trong một thập kỷ, điều này sẽ làm thay đổi rất nhiều với nền kinh tế Ấn Độ”.
Girija Borker, một chuyên gia kinh tế tại Đại học Brown, người tiến hành thăm dò với 4.000 phụ nữ tại Đại học Delhi, nhận thấy phần lớn sinh viên nữ sẽ trả thêm 300 USD so với nam giới để có tuyến đường đi an toàn. Họ sợ phải đối mặt với những hình thức quấy rối trên đường phố. “Với sự đô thị hóa nhanh chóng, Ấn Độ cần có những chính sách tốt hơn với an toàn của phụ nữ”, Boker nói.
Ấn Độ, vẫn nặng nề với tư tưởng trọng nam khinh nữ, dẫn tới sự chênh lệch về giới. Nó dẫn tới số lượng nam giới nhiều hơn 37 triệu so với nữ giới. Trong khi đó, 2/3 dân số Ấn Độ sống trong những ngôi làng, vốn bị hủ tục bao vây. Điều đó đồng nghĩa với việc phụ nữ không bao giờ có thể kêu cứu khi bị quấy rối, xâm hại trong khi thủ phạm chẳng mấy khi bị trừng phạt.
Dữ liệu chính thức của Ấn Độ cho thấy, tội ác chống phụ nữ đã tăng 83% từ năm 2007 đến 2016, tương đương 39 vụ phạm tội được tố giác mỗi giờ. Áp lực của xã hội buộc các nhà lập pháp phải đề nghị án tử hình cho tội hiếp dâm trẻ em và đang tranh luận hình phạt tương tự với hiếp dâm phụ nữ. Nhiều doanh nghiệp cũng tự triển khai hệ thông xe đưa đón và các tiện ích khác cho phụ nữ để kéo họ trở lại làm việc. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những giải pháp tình thế.
Theo Trí Thức Trẻ30/5/2018