Nhật – Mỹ – EU bắt tay “ép” Trung Quốc

Ba nền kinh tế này dự kiến sẽ thông báo chính sách chung nhằm đề ra các quy tắc mới giúp duy trì chính sách công nghiệp và các hoạt động thương mại công bằng, nỗ lực gây áp lực gián tiếp lên nền kinh tế số 2 thế giới.

Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko, đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom sẽ có các cuộc thảo luận vào ngày 12-12.

Các quan chức này hy vọng sẽ đưa ra được văn kiện chung nhằm bày tỏ cam kết hợp tác chống lại những chính sách nhà nước có thể làm suy yếu thương mại công bằng và minh bạch.

Tàu chở hàng đầu tiên trên thế giới chạy bằng điện được hạ thủy tại Trung Quốc hồi tháng 11. Ảnh: PEOPLE’S DAILY CHINA

Tàu chở hàng đầu tiên trên thế giới chạy bằng điện được hạ thủy tại Trung Quốc hồi tháng 11. Ảnh: PEOPLE’S DAILY CHINA

Văn kiện dự kiến nhấn mạnh tầm quan trọng của một khuôn khổ xử lý các chính sách quốc gia có thể gây hại cho thương mại công bằng như sản xuất dư thừa, đối xử đặc biệt và trợ cấp gián tiếp cho các doanh nghiệp nhà nước.

Mặc dù không đề cập đến tên nước cụ thể nhưng 3 nền kinh tế hy vọng sẽ thông qua WTO để thuyết phục Bắc Kinh xem xét lại chính sách hiện tại của họ.

Trong tháng 11, các nước sản xuất thép nhóm họp ở Đức để thảo luận về sản xuất dư thừa. Tuy nhiên, Washington cho hay cuộc họp không đạt được tiến bộ đáng kể nào về nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và Mỹ sẽ không ngần ngại tận dụng các công cụ hợp pháp sẵn có.

Trong khi đó, EU đang tranh chấp với Trung Quốc tại WTO về việc liệu Bắc Kinh có được công nhận là nền kinh tế thị trường hay không.

Những diễn biến trên khiến 3 bên cùng nhau đứng về một phía đối lập với Trung Quốc. Cho đến nay, Mỹ đã cố áp đặt mức thuế cao hoặc cấm nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc theo luật nước này hơn là tham gia các nỗ lực đa phương.

Trong khi đó, những diễn biến khó lường từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang khiến WTO không khỏi lo ngại cuộc họp sẽ không đạt được kết quả nếu Mỹ phản đối một số vấn đề cụ thể, như chống chủ nghĩa bảo hộ. Vai trò của Mỹ được xem là yếu tố tiên quyết bởi nước này từng dẫn dắt nỗ lực toàn cầu hướng đến tự do thương mại trong quá khứ. Nếu Mỹ quay lưng lại với WTO, dòng chảy tự do thương mại sẽ hỗn loạn.

Tổng thống Trump vừa nổ “phát súng” đầu tiên trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc

Bài viết mới