Nhãn mác hàng hóa giả hoành hành: Có tới 7 đơn vị kiểm tra nhưng vẫn… lọt

Xử lý như… nhỏ giọt

Theo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (ĐLCL) năm 2017, đơn vị này đã có có 46 thông báo tạm dừng lưu thông đối với mẫu hàng hóa vi phạm nhãn, xử phạt vi phạm hành chính về tiêu chuẩn đo lường đối với 42 cơ sở, 248 mẫu hàng hóa và chuyển hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 12 cơ sở với số tiền trên 418 triệu đồng.

Nhưng đây mới chỉ là những con số do Tổng Cục ĐLCL phát hiện và đề nghị xử lý, trên thực tế hiện nay số lượng hàng hoá bị vi phạm sở hữu ngày càng nhiều.

Được biết, hiện Tổng Cục ĐLCL có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa và cũng là duy nhất 1 cơ quan kiểm tra trong hệ thống các cơ quan kiểm tra của ngành KHCN nhưng lại không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nên việc kiểm tra, xử lý vi phạm còn hạn chế về hiệu lực, hiệu quả.

Trong khi đó, tình hình buôn lậu, gian lận về đo lường, chất lượng và hàng giả vẫn đang diễn ra với những thủ đoạn tinh vi, phức tạp. Cơ quan kiểm tra còn thiếu các phương tiện, dụng cụ kiểm tra đặc thù phát hiện nhanh dấu hiệu vi phạm để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ xử lý vi phạm kịp thời và hiệu quả.

Đây là việc xâm phạm quyền vì một thương hiệu đưa ra một sản phẩm có chất lượng được thị trường chấp nhận chỉ một thời gian ngắn sau là bị làm nhái, làm giả.

Trong khi đó DN phải đầu tư rất lớn để sản xuất và đầu tư tiếp thị sản phẩm đến với người tiêu dùng. Do vậy, rất cần sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ của các cơ quan quản lý, cùng đó cũng phải quy định rõ trách nhiệm là ai? đơn vị nào phải chịu trách nhiệm?

Trách nhiệm thuộc về ai

Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT)Trần Hùng, hiện vi phạm về hàng giả, hàng nhái và hàng vi phạm sở hữu trí tuệ tại rất nhiều mặt hàng, cứ hàng hoá nào được người tiêu dùng đón nhận là bị làm giả, làm nhái.

Các sản phẩm hàng hoá ra đời sau mang thương hiệu gần giống với các sản phẩm đang được bán trên thị trường nhất là các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm…

Trong khi đó chúng ta đã có Luật Quản lý Sở hữu trí tuệ và có rất nhiều nghị định quy định và thông tư hướng dẫn thế nào là hàng giả, thế nào là hàng kém chất lượng… Trong khi đó hiện nay 7 lực lượng có quyền sử lý vi phạm nhưng vẫn bị buông lỏng, do vậy cần phải có chủ công để chịu trách nhiệm.

Cùng đó cũng phải có chế tài xử lý mạnh và Tổng Cục ĐLCL cũng phải siết chặt lại việc cấp phép bản quyền, tránh hiểu lầm cho người tiêu dùng, vì khi một sản phẩm mới ra gần giống một sản phẩm đang có trên thị trường là DN đó đã có ý định không lành mạnh.

Cùng đó, cần phải tăng hình phạt như tịch thu toàn bộ sản phẩm, nếu cần đóng cửa nhà máy và nếu cần thiết phải khởi tối hình sự nhất là đối với những mặt hàng thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, mũ bảo hiểm, xăng dầu…

Ông Hùng cũng thừa nhận rằng, với chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hoá lưu thông trên thị trường là trách nhiệm của cơ quan QLTT. Những gì là hàng hoá thì phải đưa ra thị trường để lưu thông, do vậy trách nhiệm lớn nhất là của QLTT.

Trong khi đó để có một sản phẩm DN phải đầu tư rất lớn để sản xuất và đầu tư tiếp thị sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Đồng quan điểm với ông Trần Hùng, LS. Nguyễn Văn Lợi – Cty Luật Winco – việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu và chất lượng hàng hoá có cơ quan có trách nhiệm quản lý.

Để tạo uy tín và điều kiện cho các DN làm ăn chân chính, cần phải xử lý nghiêm các DN vi phạm để tạo sân chơi sòng phẳng cho các DN.

Nhưng hiện chưa có sự phối hợp và vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng do vậy đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của các DN chân chính và sức khoẻ của người tiêu dùng.

Hiện Việt Nam đã ra nhập WTO và các tổ chức thương mại trên thế giới do vậy cần phải thực hiện nghiêm tạo thị trường sạch để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kinh doanh.

Bài viết mới