Nguyên nhân nào khiến “ta sinh ra là để thất bại trong đầu tư”?

Trong cuộc sống kẻ thù của bạn chính là bản thân bạn, và khi đầu tư cũng không phải là ngoại lệ. Có một thực tế là cho rất nhiều nhà đầu tư cùng áp dụng một hệ thống giao dịch như nhau, nhưng vẫn chỉ có một số ít tạo ra lợi nhuận và số này có lẽ chỉ chiếm tới 10% đến 20% trên tổng số, số còn lại theo thời gian sẽ dần nếm trải cảm giác thua lỗ cho tới khi bỏ cuộc. Tại sao lại như vậy? Đâu là yếu tố khiến “ ta sinh ra là để thất bại trong đầu tư”?

Bản thân chúng ta chính là nguyên nhân của mọi thành công hay thất bại trong đầu tư.

Khi giao dịch, tất cả chúng ta đều bị áp lực kể từ khi bắt đầu đặt lệnh. Áp lực này đến từ việc chúng ta sợ thua lỗ, hay tự tạo áp lực phải kiếm tiền càng nhanh càng tốt khiến tâm lý giao dịch không thể cân bằng. Đây chính là nguyên nhân khiến cho đa số nhà đầu tư không thể nào thành công.

Chúng ta hãy cùng nhìn vào 2 lý do thường gặp khiến mọi nhà đầu tư tự hủy hoại chính bản thân họ:

1. Sợ thua lỗ

2. Kỳ vọng không thực tế

Hai lý do trên là nguyên nhân của tất cả các vấn đề liên quan đến tâm lý giao dịch như: thiếu kiên nhẫn, tức giận, thất vọng, sợ hãi, lo lắng và tham lam. Khi chúng ta sợ thua lỗ mỗi lần giao dịch, chúng ta sẽ có khuynh hướng thiếu tự tin cũng như sợ hãi, điều này dẫn tới những quyết định không chính xác hoặc không bao giờ có thể giao dịch được lệnh giao dịch với số lượng lớn. Gần như cuộc sống của những nhà đầu tư này bị giới hạn trong những biên an toàn nhỏ bé!

Tuy nhiên sợ thua lỗ nhưng ở một mức chấp nhận được lại là một điều tốt, bởi trong đầu tư chính những thua lỗ nhỏ là chi phí cho những thương vụ mang lại lợi nhuận đột biến. Ngoài ra nó cũng giúp chúng ta có sự cẩn trọng trong giao dịch, tránh mắc phải những “ kỳ vọng không thực tế”. Khi bước vào thế giới đầu tư chúng ta luôn được nghe kể về những nhà đầu tư huyền thoại với những vụ giao dịch để đời khiến họ thay đổi cuộc sống một cách nhanh chóng, hoặc chúng ta được quảng cáo bởi những kẻ bán dịch vụ với những lời chào bán hệ thống giao dịch mà khiến chúng ta có thể kiếm tiền mọi lúc mọi nơi kể cả lúc không làm gì cả. Chính vì vậy dẫn tới việc chúng ta ảo tưởng về bản thân hoặc quá tin tưởng vào những “ chén thánh” trong đầu tư, nhưng một thực tế phũ phàng là không có một chén thánh nào cả ngoài bản thân chúng ta.

Thực sự để đạt được xếp vào dạng những nhà đầu tư xuất sắc nhất, đa số họ đều phải trải qua những thất bại lớn để tích lũy đủ kiến thức theo thời gian trước khi tỏa sáng. Ngoài ra lòng đam mê và tính cách của họ phù hợp với giao dịch tài chính cũng là một yếu tố quyết định.

Những người có thể coi đầu tư là một nghề để kiếm sống đều cho rằng mục tiêu ban đầu không phải là làm giàu một cách nhanh chóng mà chính là tối thiểu hóa những thua lỗ, tích lũy dần lợi nhuận cho đến khi đủ lớn để có đặt cược lớn nhất có thể nhằm thu được những khoản lợi nhuận đột biến. Hãy cố gắng bảo vệ tài khoản bằng mọi giá, tiền sẽ tự đổ vào túi chúng ta.

Nhìn chung khi quan sát kỹ những cảm xúc phá hoại, chúng sẽ tiết lộ rằng tất cả những sai lầm bạn mắc phải đều là những sản phẩm do chính bạn tạo ra:

Sự thiếu kiên nhẫn: xuất phát từ ham muốn làm giàu nhanh chóng. Nếu bạn cho rằng mình phải kiếm lợi nhuận lớn và đều đặn hàng tháng để trang trải mọi chi phí cũng như có một cuộc sống đa mơ ước thì đấy là kỳ vọng không thực tế. Mọi cơ hội đầu tư đều có tính thời điểm, bạn chỉ có thể thu được những khoản lợi nhuận đột biến ở những thời điểm nhất định. Nếu như không hiểu điều này, bạn sẽ bắt đầu giao dịch nhiều hơn, nâng khối lượng lên tới mức tài khoản không cho phép và cháy tài khoản là điều sớm hay muộn mà thôi.

Tức giận: là khi kết quả giao dịch không phản ánh đúng như kỳ vọng. Một công việc đầy tính thử thách và không chắc chắn như giao dịch không nên là điều bạn đặt quá nhiều kỳ vọng về nó. Thay vào đó, hãy nghĩ giao dịch là một con đường dài và bạn hãy tìm những thứ khác ngoài giao dịch để thỏa mãn sự kỳ vọng của mình mỗi khi không có một cơ hội trong đầu tư một cách chắc chắn.

Sự thất vọng sẽ xuất hiện ngay cả khi bạn có lợi nhuận – Chỉ đơn giản bởi vì kỳ vọng bạn đặt ra quá cao, việc không đạt được kỳ vọng sẽ gây ra sự thất vọng. Điều này dẫn tới kỳ vọng thiếu thực tế. Sợ hãi và lo lắng. Sự sợ hãi xuất phát từ việc những nhà đầu tư thường không hiểu được bản chất của đầu tư. Bạn không khỏi thể khỏi thua lỗ, và việc cần thiết là tối thiểu hóa thua lỗ đấy nhằm bảo vệ tài khoản.

Tham lam cũng bắt nguồn từ việc có những kỳ vọng không thực tế. Thực tế tham lam chỉ làm chúng ta tăng rủi ro hoặc mất đi những khoản lợi nhuận không đáng để mất.

Kết luận: Chúng ta luôn bị kiểm soát bởi chính tâm lý của chính mình trong mọi vấn đề của cuộc sống, tuy nhiên nếu để chúng kiểm soát theo chiều hướng như những vấn đề tiêu cực ở trên sớm muốn chúng ta đều sẽ trở thành ”những nhà đầu tư thất bại”. Thay vì vậy hãy kiểm soát ngược lai, tạo ra những thói quen tích cực khi đầu tư kết quả giao dịch của chúng ta sẽ dần được cải thiện theo thời gian.

Bài viết mới