Người Trung Quốc đang dần quay lưng với thương hiệu Hàn Quốc?

Mối quan hệ nồng ấm hơn giữa chính phủ Trung Quốc và chính phủ Hàn Quốc đã không thể khiến cho các thương hiệu Hàn Quốc cảm thấy dễ thở hơn tại thị trường Trung Quốc, theo khảo sát mới nhất được thực hiện bởi Financial Times.

Báo Financial Times đã thực hiện khảo sát với khoảng hơn 2.000 hộ gia đình tại Trung Quốc để tìm hiểu về sự quan tâm của họ đối với các thương hiệu Hàn Quốc.

Kết quả cho thấy các thương hiệu Hàn Quốc tiếp tục không được người Trung Quốc ưa thích, một phần lý do cũng bởi thương hiệu Hàn vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các thương hiệu nội địa Trung Quốc.

Ngoài ra, theo Financial Times, còn có nhiều lý do khác. Những căng thẳng liên quan đến việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Hàn Quốc đã chấm dứt, chính vì vậy lẽ ra các thương hiệu Hàn phải được ưa chuộng hơn.

Thế nhưng sau thời gian “ghẻ lạnh” thương hiệu Hàn vì nhiều lý do, giờ dù quan hệ Trung Quốc – Hàn Quốc tốt hơn, người Trung Quốc vẫn không quay lại với hàng Hàn Quốc và họ đã tìm nhiều hơn đến những thương hiệu nội địa giá thấp.

Còn nhớ trước đây khi Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Hàn Quốc, tại Trung Quốc từng có một chiến dịch tẩy chay các sản phẩm của Hàn Quốc trong cuộc sống thường ngày và trên cả các phương tiện thông tin đại chúng.

Ở thời điểm đó, dù có chiến dịch đó nhưng thành công ban đầu thực ra không được nhiều. Khảo sát cho thấy đến 62,5% người trả lời khẳng định rằng thay đổi trong quan hệ Trung Quốc với một nước khác sẽ không ảnh hưởng đến quyết định mua hàng hóa từ đất nước đó.

Nhiều người trong số họ khẳng định rằng những yếu tố như chất lượng hàng hóa, nhãn hiệu và giá cả quan trọng hơn so với yếu tố nước xuất xứ.

Tuy nhiên, tập đoàn Lotte và Hyundai không may mắn như vậy. Hai tập đoàn này có liên quan trực tiếp đến việc dành đất cho chính phủ Hàn Quốc và Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa.

Hoạt động kinh doanh của Lotte tại Trung Quốc trở nên cực kỳ khó khăn. Cuối cùng, Lotte đang phải tìm cách bán đi tất cả các cửa hàng tại Trung Quốc. Nhưng cũng phải nói rằng từ trước đó, Lotte đã gặp khó khăn ở Trung Quốc bởi mở rộng quá nhanh và bởi sức ép cạnh tranh từ nội địa quá lớn.

Số phận của Hyundai cũng không khác mấy, nhưng ngoài vấn đề liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa, Hyundai còn gặp khó khăn bởi hãng không kịp thích nghi với nhu cầu của người Trung Quốc đối với dòng xe đa dụng thể thao cỡ nhỏ.

Kết quả, trong năm 2017, hãng kinh doanh kém hơn nhiều so với năm trước, triển vọng kinh doanh năm 2018 cũng được dự báo không mấy sáng sủa.

Số liệu của Finanacial Times cũng cho thấy sự ưa chuộng của người Trung Quốc đối với thương hiệu Hàn Quốc nói chung đang giảm dần.

Hoạt động kinh doanh của Hyundai như vậy không hồi phục giống như những gì mà các hãng xe Nhật đã làm được sau khi căng thẳng ngoại giao Trung Quốc và Nhật năm 2012 kết thúc dù hãng xe Nhật cũng phải cạnh tranh nhiều với nội địa và phải đầu tư cho dây chuyền sản xuất.

Australia siết đầu tư nước ngoài vì lo sợ yếu tố Trung Quốc

Bài viết mới