Ngủ 8 tiếng/ngày mới đúng? Con số “chính xác” này sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại!

Tầm quan trọng của giấc ngủ

Hầu hết chúng ta thường mong chờ đến cuối tuần để được thức khuya và ngủ nướng bù vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, hành động này có thể ảnh hưởng lâu dài đến giấc ngủ cũng như sức khỏe của bạn. Bởi, trước tiên chỉ cần bạn làm rối loạn nhịp sinh học một ngày, những ngày sau chất lượng giấc ngủ cũng bị rối loạn. Thứ hai, chính sự rối loạn này dẫn đến thiếu ngủ và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta.

Ngoài ra, ngủ không đủ giấc còn làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó dẫn đến những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng như:

– Kiệt sức

– Trầm cảm

– Thay đổi chức năng hormone

– Bệnh tim mạch

– Thị giác suy giảm

– Tiểu đường

Ngủ 8 tiếng/ngày mới đúng? Con số chính xác này sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại! - Ảnh 1.

Thiếu ngủ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Ngoài những vấn đề trên, thiếu ngủ còn ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và ngoại hình như tăng cân, quầng thâm mắt , xanh xao, da sạm và thiếu sức sống. Việc thiếu ngủ cũng dẫn đến sự thiếu tập trung, giảm hiệu quả hàng ngày và lão hóa sớm.

Do vậy, rất nhiều nhà khoa học cũng như chuyên gia sức khỏe từng để cập đến vấn đề đồng hồ sinh học của cơ thể và làm thế nào để giữ đúng chu kỷ ngủ, đảm bảo sức khỏe của cơ thể. Thông thường, chúng ta cho rằng, mỗi người chỉ cần ngủ 7-8h mỗi ngày là đủ, nhưng quan niệm này không phải lúc nào cũng đúng.

Vậy ngủ bao nhiêu mới là đủ?

Ngủ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, không có phương thuốc hay món ăn nào tốt cho sức khỏe bằng việc ngủ ngon giấc sau một ngày làm việc vất vả. Giấc ngủ là một phần quan trọng giúp phục hồi cơ thể.

Tuổi tác không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng và chức năng cơ thể của chúng ta. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thiết lập mối liên hệ giữa tuổi tác tương đương số giờ cần thiết cho giấc ngủ ngon bằng những con số cụ thể:

Ngủ 8 tiếng/ngày mới đúng? Con số chính xác này sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại! - Ảnh 2.
Ngủ 8 tiếng/ngày mới đúng? Con số chính xác này sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại! - Ảnh 3.

– 0-3 tháng tuổi: 14-17 giờ

– 4-11 tháng tuổi: 12-15 giờ

– 1-2 năm tuổi: 11-14 giờ

– 3-5 năm tuổi: 10-13 giờ

– 6-13 năm tuổi: 9-11 giờ

– 14-17 năm tuổi: 8-10 giờ

– 18-25 năm tuổi: 7-9 giờ

– 26-64 năm tuổi: 7-9 giờ

– 65+ năm tuổi: 7-8 giờ

Người càng lớn tuổi, thời gian ngủ càng ngắn hơn.

Trẻ em từ 0-3 tháng tuổi cần nhiều thời gian ngủ nhất. Trẻ em dưới 18 tuổi nên ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi đêm. Sau đó, thời lượng giấc ngủ được giảm đáng kể và chỉ thay đổi sau khi đến 65 tuổi. Tuy nhiên, bạn đừng quên rằng, những con số này phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân riêng của mỗi người.

Nguyên tắc ngủ đủ giấc

Điều quan trọng là phải chú ý kỹ đến chất lượng và thời gian ngủ, bởi giấc ngủ có thể dẫn đến sự suy giảm sức khỏe. Bạn có thể áp dụng các mẹo rất đơn giản sau để ngủ đủ giấc và tăng cường chất lượng sức khỏe mỗi ngày:

– Phân biệt rõ việc ngủ ngày và ngủ đêm. Điều quan trọng cần nhớ là mọi người nên thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm. Nếu bạn phá vỡ quy trình này, bạn có thể gặp vấn đề với giấc ngủ.

Ngủ 8 tiếng/ngày mới đúng? Con số chính xác này sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại! - Ảnh 4.

– Thời gian đi ngủ và thời gian thức dậy mỗi ngày phải nhất quán

– Không uống chất kích thích, đồ uống có cồn trước khi đi ngủ

– Không ăn quá nhiều vào ban đêm

– Tạo bầu không khí ấm cúng và thoải mái trong phòng ngủ

– Chọn giường thoải mái và bộ ga trải giường chất lượng

– Đi bộ ngắn trước khi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn

– Cố gắng không sử dụng các tiện ích điện tử trước khi ngủ, tắt các thiết bị vào ban đêm

Ngủ 8 tiếng/ngày mới đúng? Con số chính xác này sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại! - Ảnh 5.

Không khó để có giấc ngủ ngon và ngủ đủ giấc. Bạn có thể cải thiện giấc ngủ bằng cách thực hiện những hành động đơn giản nói trên, đổi lại, bạn sẽ nhận được sự vui tươi và khỏe mạnh.

*Theo Brightside

Thức giấc sớm, không thể ngủ lại rồi uể oải cả ngày dài: 6 nguyên nhân thường gặp và giải pháp khắc phục ngay tức thì!

Bài viết mới